Tại sao phải chúc Tết? Phong tục ngày đầu năm mới ở Việt Nam

 

Chắc hẳn nhiều người, nhất là các bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam sẽ thắc mắc rằng tại sao phải chúc Tết?

Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp lễ có rất nhiều phong tục truyền thống ý nghĩa được diễn ra nhằm cầu mong cho một năm mới an lành, may mắn. Trong đó không thể không kể đến tục chúc Tết.

Vậy các bạn có biết tại sao phải chúc Tết không? Những phong tục ngày đầu năm ở Việt Nam là gì? Hãy cùng Sapuwa tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Tại sao phải chúc Tết

Chắc hẳn nhiều người, nhất là các bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam sẽ thắc mắc rằng tại sao phải chúc Tết?

Phong tục chúc Tết của người Việt được gói gọn trong câu: “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Nếp sống này đã trở thành một phong tục được gìn giữ qua biết bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, thầy cô – những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục ta nên người.

Sáng ngày mồng Một – ngày đầu tiên của năm mới, vợ chồng con cái, anh em sẽ về bên nội để chúc Tết bố mẹ, ông bà và thắp hương cúng bái tổ tiên. Con cháu trong nhà, lần lượt từ người lớn đến trẻ nhỏ nói lời chúc sức khỏe, an khang thịnh vượng đến ông bà, cha mẹ.

Sau đó ông bà, cha mẹ chúc Tết lại con cháu, kèm theo những phong bao “lì xì” cầu chúc cho con trẻ một tuổi mới may mắn, nhiều niềm vui.

Mồng Hai, vợ chồng con cái lại sang chúc Tết bên nhà ngoại. Sau những nghi thức trang trọng, đầm ấm và thân tình như ở bên nhà nội trong ngày mồng Một, cả gia đình thường sẽ quây quần, sum họp bên nhau cùng thưởng thức bữa cỗ Tết đông vui.

Mồng Ba, người Việt thường dành riêng để chúc Tết thầy cô giáo với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân những người đã có công lao dạy dỗ mình. Vào dịp đầu xuân, những người học trò thường tụ họp ở gia đình thầy cô giáo để chuyện trò và chúc thầy cô giáo một năm mới với nhiều điều tốt lành.

Những phong tục ngày Tết ở Việt Nam

Ngoài chúc Tết, ở Việt Nam còn rất nhiều phong tục còn được lưu giữ cho đến ngày nay như:

– Sêu tết: ngày xưa các cặp trai gái đang trong thời kỳ hứa hôn, trước Tết người con rể tương lai phải mang lễ đến biếu bố mẹ vợ.

– Hát sắc bùa: sau giao thừa, trẻ em nhà nghèo tụ thành từng nhóm, đến cửa các nhà vừa hát vừa gõ trống, chủ nhà bao giờ cũng mở cửa ra phát tiền mừng tuổi cho các em để hai bên cùng gặp hên.

– Gánh nước: ngay sau giao thừa hoặc sáng mồng một, người nhà mang thùng ra sông hoặc ra giếng làng gánh nước về đổ đầy chum vại, với hy vọng sang năm mới “của cải như nước non”…

– Mua và xin câu đối: nhiều người mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho mang ý nghĩa cầu an, cầu tài lộc cho năm mới.

– Xông nhà: người ta thường nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông nhà, cầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà.

– Chọn hướng xuất hành: Sau giao thừa, có người xuất hành đi du xuân luôn. Họ chọn một hướng tương hợp tương sinh với mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc.

– Lễ chùa đầu năm: có người cả năm không đi lễ, nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt dầu hoặc tiền công đức cho chùa. Vào ngày đầu năm, tại chốn linh thiêng, người ta tin rằng điều cầu khấn của mình có nhiều khả năng thành hiện thực. 

– Khai ấn, khai bút: Đầu xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước khai ấn (đóng con dấu lần đầu tiên trong năm); học trò, sĩ phu khai bút (viết bài hoặc một đoạn văn, một câu thơ… đầu tiên trong năm); nhà nông khai canh, (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần đầu tiên trong năm); người buôn bán thì “khai thương”…

Hy vọng qua bài viết trên đây các bạn đã hiểu rõ tại sao phải chúc Tết và những phong tục của người Việt trong dịp đầu năm. Đây là những nét văn hóa tốt đẹp cần được lưu truyền và gìn giữ.

Nguồn: kyna.vn

Sưu tầm: Huy Cường - TT. XVNT

zalo

Đặt hàng online

zalo