Tại sao phải nâng cao năng lực quản lí cấp trung

 

Một nhà quản lý cấp trung giỏi, ngoài chuyên môn giỏi trên lĩnh vực hoạt động của mình mà tùy vào mức độ cấp quản lý, họ cần có năng lực quản trị của nhà quản lý cấp trung. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao có đội ngũ cốt cán " cấp trung" tinh nhuệ thì sẽ nâng cao hiệu quả và năng suất chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tư vào trí tuệ-luôn là đầu tư có lãi!

1. Tại sao cần nâng cao năng lực quản lý cấp trung?

Câu trả lời thực chất đã quá rõ ràng  và thực tế cũng đã chứng minh điều đó.

Tại sao ở nhiều doanh nghiệp, “sếp lớn” vẫn phải “ôm” cả núi việc mà không thể "ủi" bớt cho đội ngũ quản lý cấp trung – bao gồm các cấp quản lý từ giám đốc chức năng (kinh doanh, marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất, IT, dự án...) đến trưởng /phó các phòng, ban, bộ phận? Câu trả lời ở năng lực quản lý cấp trung của họ còn yếu kém. Vì vậy, nhà lãnh đạo phải đảm trách nhiều công việc, kéo theo hiệu quả hiệu suất làm việc không cao.

Các nhà quản lý cấp trung là cốt cán trong các tổ chức, bộ phận. Bất kỳ hoạt động nào, bất kỳ dự án hay kế hoạch kinh doanh nào cũng phải có người quản lý điều hành công việc. Nhưng nhà lãnh đạo doanh nghiệp không thể đảm đương hết mọi công việc này, họ phải chia sẻ quyền quản trị này cho một bộ phận khác-họ chính là nhà quản lý cấp trung. Quản lý cấp trung giữ vai trò quản trị như nhà quản trị cấp cao  với “quy mô nhỏ” hơn. Họ cũng phải tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình, xây dựng nhớm làm việc hiệu quả, phải giải quyết các tình huống mâu thuẩn trong công việc… Do vậy, những nhà quản lý cấp trung- ngoài chuyên môn của công việc, họ cần những kỹ năng quan trọng hơn. Đó là kỹ năng quản lý hay còn gọi là năng lực quản lý cấp trung.

2. Năng lực quản lý cấp trung và quản lý cấp cao có giống nhau?

Câu trả lời là có, có điểm tương đồng chứ không phải giống nhau. Nhà quản trị nhân sự cao cấp giỏi đôi khi cũng ko làm tốt vai trò quản lý cấp trung. Và vai trò quản trị của nhà quản lý cấp trung cũng không thể đảm nhiệm được trọng trách của lãnh đạo cấp cao. Điểm giống nhau giữa họ là năng lực quản trị nhân sự- điều hành hoạt động của tổ chức như việc lập kế hoạch, điều hành hoạt động nhóm,  giải quyết mâu thuẫn, đánh giá năng lực, phân công công việc…Khác nhau ở quy mô, cấp độ tư duy chiến lược. Ví dụ, lãnh đạo cấp cao cần lập kế hoạch tổng thể, mang tính chiến lược quyết định đến sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp.

3. Nâng cao Năng lực quản lý cấp trung bao gồm những nội dung gì?

Năng lực quản lý cấp trung bao gồm nhiều kỹ năng, đòi hỏi bản thân nhà quản trị cần có tố chất lãnh đạo và rèn luyện, học tập. Bài viết này sẽ đề cập đến một số kỹ năng chính sau

- Thứ nhất: nhà quản lý cấp trung cần nắm bắt được chân dung người quản lý cấp trung chuyên nghiệp- hiện đại. Để từ đó, nắm được những yêu cầu của công việc quản lý. Mình cần làm và phải làm như thế nào mới có định hướng để thức hiện tốt công việc.

- Thứ hai: Tạo động lực làm việc, thu hút, khích lệ, giữ chân nhân viên/nhân tài. Đây là nhiệm vụ quan trọng của quản lý. Nhà quản lý cấp trung cần có những biện pháp nhằm tạo động lực để nhân viên hăng say làm việc, quan sát theo dõi nhân sự của mình, hiểu họ cần gì để đề xuất các biện pháp thu hút , giữ chân nhân tài cho nhà lãnh đạo cấp cao…bản thân nhà quản lý cấp trung là người trực tiếp làm việc với nhân viên cấp dưới của mình, hiểu nhân sự của mình nhất và từ đó có biện pháp quản trị nhân sự tốt nhất.

- Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch và quản lý mục tiêu: Hoạt động của bộ phận, phòng ban, hay bất kỳ dự án nào đều phải có kế hoạch, chiến lược vì những mục tiêu nhất định, Việc này được thực hiện và quản lý bởi nhà quản lý cấp trung đưới sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao. Do vậy họ cần được nâng cao kỹ năng năng lực quản lý mục tiêu, lập kế hoạch…

·         Kỹ năng giao việc, ủy quyền

·         Kỹ năng kiểm soát nội bộ

·         Kỹ năng quản lý cuộc họp

Đây là những kỹ năng đóng vai trò quan trọng. Là nhà quản lý đội nhóm phòng ban của mình, quản lý cấp trung cần phải biết nhìn nhận đánh giá đúng nhân viên để giao việc đúng người đúng việc, ủy quyền hợp pháp. Đồng thời trong các cuộc họp nội bộ, họ đương nhiên phải kiểm soát và quản lý được cuộc họp để tìm ra ý kiến chung của các thành viên, tránh xung đột trong nội bộ.

·         Xây dựng văn hóa doanh nghiệp/văn hóa bộ phận

·         Xây dựng tinh thần đồng đội- Gắn kết tinh thần, cộng hưởng trí tuệ

·         Hiểu và vận dụng pháp luật trong quản lý

Để trở thành nhà quản lí cấp trung chúng ta cũng đã phải nỗ lực rất nhiều, thế nhưng để có thể đảm đương tốt vị trí này không chỉ dựa vào khả năng lãnh đạo bẩm sinh mà còn phải thường xuyên trau dồi nâng cao năng lực quản lí.

 

Nguồn: sam.edu.vn

Sưu tầm: Tuyết Lang – P. KTSX

zalo

Đặt hàng online

zalo