Thành công đến với bạn có thái độ tích cực và tư duy mở

 

Hai năm ở Úc đã dạy cho mình biết thế nào là trân quý sự lao động của mỗi cá nhân và của mỗi công việc. Tức là mình giờ đây cảm ơn chân thành từ người lao công, bồi bàn, lái xe... Mỗi người dù làm bất cứ nghề gì thì họ cũng đang góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Có rất nhiều điều mình học được từ mỗi con người mình gặp, từ những thử thách và trải nghiệm. Mình không ngừng học hỏi vì mình muốn có thể trở thành công dân toàn cầu, tức là vứt đi đâu mình cũng sống tốt được. Người khác có thể làm vậy tại sao mình lại không?

Và đây là 5 bài học rút ra từ kinh nghiệm của mình.

1. Trung thực:

- Không ai thèm kiểm tra xem bạn làm cái gì. Họ chỉ quan tâm đến kết quả. Và dĩ nhiên họ công tâm, bạn làm tốt thì bạn ở lại, bạn dối trá thì bạn lên đường.
- Họ kiểm tra bằng cách kiểm tra camera mỗi ngày. Khi bạn đang làm thì họ xem màn hình máy tính. Tại sao mình biết? Vì mình được sếp giao cho làm việc này nên mình biết.
- Bài học: sống ở trên đời nếu làm việc có đạo đức thì mặc sức mà ăn.

2. Quy trình làm việc và quản lý thời gian:

- Chủ giao cho bạn 1 check list các đầu công việc và thời gian hoàn thành. Ví dụ: mình dọn dẹp nhà kho cho DHL trong 2 tiếng và họ chỉ trả $40/2 tiếng. Nếu làm dư thêm thời gian thì bạn chịu thiệt. Còn nếu làm ko hết các đầu công việc thì bạn nghỉ việc. Mà bạn nghỉ thì có cả tá đứa nó muốn vào thay. Cạnh tranh quá nhỉ?
- Bài học: ngay ở bữa thử việc đầu tiên bạn phải quan sát thật kỹ người ta dạy mình cái gì? Về nhà viết lại ra giấy và lập trình sẵn 1 quy trình trong đầu. Ngày mai thì làm thử cái quy trình đó, xem tốn bao nhiêu thời gian và cứ thế chọn cho mình quy trình tốt nhất và hiệu quả nhất.

3. Chủ động tạo việc cho sếp:

- Luôn luôn hỏi sếp rằng: what next? Cái gì mà bạn muốn tôi làm thêm? Hoặc tôi làm cái này có được ko? Chủ động trong công việc là chìa khoá của thành công. Nên nhớ rằng vai trò của người làm công là làm theo những gì người khác sai bảo còn vai trò của người lãnh đạo là luôn nghĩ ra việc cho người khác làm. Đây là bài học mình được học từ chính người chủ Do Thái của mình. Khắc nghiệt nhưng là sự thật.
- Bài học: khi công ty phải cắt giảm nhân sự. Người họ muốn giữ lại là 1 người có thể đảm trách được nhiều vai trò, có nhiều kỹ năng, thông minh và đẹp (trí tuệ, tâm hồn và ngoại hình).

4. Nghệ thuật "hỏi":

- Hãy hỏi khi không biết với thái độ tích cực và tư duy mở. Không biết thì hỏi. Chưa giỏi thì cứ nhận mình ngu. Thậm chí đã biết nhưng vẫn cứ học từ người khác bởi biết đâu họ có cách làm khác hay hơn bạn. Vậy thì tại sao lại ko học?
- Hỏi cũng là 1 nghệ thuật. Hãy đem đến cho sếp của bạn 1 câu hỏi mà đảm bảo rằng bạn biết cụ thể bạn vướng mắc ở điểm nào và cần người ta giúp đỡ cái gì, chứ đừng có chung chung. Ví dụ: sếp ơi, em đang thử cách cắt cà rốt kiểu mới. Cách này sẽ giúp món ăn nhìn đẹp hơn và cũng tiết kiệm nguyên liệu. Nhưng vấn đề là chúng ta ko có công cụ để làm. Vậy sếp nghĩ sao nếu em đề xuất mua cái máy như thế này? Sẵn đưa ra 1 loạt các hình ảnh về cái máy cắt cà rốt mà bạn muốn mua cho sếp tham khảo.
- Bài học: bạn là khách ở nhà người ta. Bạn muốn làm gì thì bạn phải xem thái độ của chủ nhà thế nào và sau đó thuận theo họ mà có cách hành xử cho phù hợp. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.

5. Không bao giờ đem cảm xúc đến nơi làm việc:

- Khi bạn làm dưới áp lực cao. Bạn phải phục vụ cho 1.000 người xếp hàng dài liên tục 10 tiếng ko nghỉ. Nhân viên ban ko nghe lời bạn. Sếp bạn thì đi lại lòng vòng và chỉ nhào vào la bạn khi bạn làm sai. Thế bạn làm gì? Làm ơn bình tĩnh và luôn mỉm cười nhất là khi bạn chọn làm trong ngành dịch vụ.
- Bài học: kinh doanh là kinh doanh. Không có chỗ cho tình cảm gia đình, bạn bè, anh chị em ở đây. Một khi bạn ko chịu được áp lực là bạn out. Do đó, hãy tập trung cao độ nhưng ko quên mỉm cười. Rồi tất cả sẽ qua. Làm sao để có được kỹ năng này. Đó là làm, làm và làm. Chỉ có thực hành mới đem lại kinh nghiệm.

Nếu có lúc nào đó mệt mỏi, muốn bỏ cuộc thì hãy nhớ đến lý do tại sao mình bắt đầu. Luôn giữ thái độ tích cực và tư duy mở. Các bạn sẽ gặt hái được rất nhiều thành công.

 

Nguồn: anphabe.com

Sưu tầm: Hồng Thắm - TT Hoàng Hoa Thám

zalo

Đặt hàng online

zalo