Thúc đẩy động lực của nhân viên

 

Là một nhà lãnh đạo hiệu quả, sự thỏa mãn của nhân viên với công việc rất quan trọng. Điều này sẽ giúp nhân viên có thái độ làm việc tích cực, hăng say, tăng hiệu suất tối đa trong công việc. Nhưng làm thế nào để nhân viên luôn vui vẻ, năng động và làm việc hiệu quả?

Dưới đây là 8 cách giúp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên:

1. Khám phá điều thúc đẩy mỗi nhân viên

Hay nói một cách đơn giản là trả lời câu hỏi “Điều gì thúc đẩy bạn làm việc?”. Cách đầu tiên để khuyến khích nhân viên là hãy hiểu họ quan trọng điều gì khi làm việc và hướng dẫn đội ngũ quản lý quan tâm hơn về những chi tiết đó.

2. Sự công nhận

Việc khen ngợi và ghi nhận của người quản lý là một động lực tuyệt vời cho nhân viên. Adrian Gostick và Chester Elton – tác giả cuốn sách “Nguyên tắc Cà rốt” cho biết trong một cuộc nghiên cứu hơn 200.000 nhân viên được tiến hành trong 10 năm, các nhà quản lý thành công nhất là những người thẳng thắn công nhận năng lực của nhân viên. Nhân viên cũng hy vọng những người quản lý có thể đánh giá công bằng những đóng góp của mình. Thực tế cũng cho thấy rằng kết quả kinh doanh sẽ tốt hơn khi người chủ quản có những lời khen ngợi và ý kiến xây dựng tốt hơn cho nhân viên.

3. Trao quyền

Các tổ chức có quy trình quá cứng nhắc sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo của nhân viên. Và dần họ sẽ trở nên lơ là trong công việc. Chìa khóa ở đây là hãy trao cho họ quyền được tự do điều hành. Ông Miles Jennings – CEO tại Truli Technologies và VocaWorks® từng chia sẻ: “Trong những cuộc họp dù là lớn hay nhỏ, tôi đều khuyến khích mọi thành viên dẫn dắt và cùng trao đổi ý kiến. Nhờ điều này, họ có thể tự chủ quyết định và thoải mái sáng tạo khi làm việc, từ đó có động lực hơn để hoàn thành các mục tiêu.

4. Hợp tác làm việc với các mối quan hệ

Người quản lý có thể giữ động lực cho nhân viên bằng cách tạo cho họ cảm giác được thuộc về một tập thể. Cụ thể, nhân viên cảm thấy mình là một thành viên của tổ chức và có mối quan hệ hợp tác làm việc với những người khác sẽ nâng cao ý thức làm việc và trách nhiệm của họ.

5. Lòng tin

Khi xây dựng bất kỳ mối quan hệ nào, niềm tin là nền tảng cơ bản và rất thiết yếu. Nếu một nhân viên cảm thấy rằng họ không được tin cậy để phụ trách công việc mà luôn liên tục bị giám sát trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ bóp nghẹt động lực của họ.

 

6.Phản hồi hỗ trợ

Động lực cũng tăng lên khi nhân viên nhận được sự hỗ trợ từ người quản lý. Trong quá trình làm việc, hầu hết các nhân viên đều mong muốn có được kiến thức và trải nghiệm mới để tiến bộ hơn, người quản lý tinh tế là người thể hiện được sự quan tâm tới điều này và chia sẻ những cách để cải thiện hiệu suất cho nhân viên. Những chia sẻ này đều sẽ tạo động lực cao thúc đẩy họ phát triển.

7. Thách thức

Suy đến cùng, động lực lớn nhất của nhân viên là mong muốn được hoàn thiện mình. Những khó khăn liên tiếp phát sinh trong quá trình làm việc sẽ thúc đẩy họ phải suy nghĩ và hành động nhanh nhẹn và linh hoạt hơn.

8. Không đơn thuần là trả lương mà cần trả lương hợp lý

Tiền lương có vai trò rất quan trọng trong phúc lợi của nhân viên. Họ sẽ làm việc hiệu quả nhất khi nhận được một mức lương xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Vì thế, để có thể hợp tác lâu dài, các doanh nghiệp hãy chú ý đưa ra những mức thu nhập phù hợp nhất với năng lực và đóng góp của các nhân viên.

 

Nguồn: l-a.com.vn

Sưu tầm : Đình Thắng – Tổ hóa

zalo

Đặt hàng online

zalo