Tnh thần nhận khuyết điểm

 

Sống ở đời khó có ai mà không bị nhầm lẫn, khuyết điểm, không ít thì nhiều. Chính vì thế cố nhân đã từng nói : Nhân vô thập toàn, thánh bất bại tự mãn…là vậy. Điều quan trọng không phải là sai nhiều hay sai ít , mà là người gây ra sai lầm có đủ cam đảm để nhận lấy khuyết điểm đó về phần mình hay không mới là điều quan trọng. Chúng ta hãy thử cùng nhau  tìm hiểu vì sao, trong một tập thể, một xã hội mà nguyên nhân xảy ra nhiều khuyết điểm nhỏ dẫn đến  là những sự kiện lớn tai hại trong một xã hội, thường thì không tìm ra nguyên nhân là vì sao? Không đứng trên quan điểm chủ quan, chúng ta cũng có thể cho đây là một bệnh của xã hội. Bắt nguồn từ một nhận thức cố hữu : đẹp khoe ra , xấu che đi mà con người nào cũng muốn như vậy. Để làm được điều ngược lại chúng ta phải có một nhận thức khách quan và can đảm hơn. Điều ngược lại đó cần đến yếu tố : con người, giáo dục và thời gian.

Trước hết là con người, mỗi người chúng ta phải bỏ bớt dần cái không tốt thâm nhập vào và học lấy cái tốt của người khác, dần dần cái xấu ít đi và cái tốt sẽ nhiều hơn. Để làm được như thế chúng ta đã gặt hái được hai chữ hướng thiện hoặc phục thiện.

Kế tiếp là giáo dục, bất cứ sự kiện hay vấn đề gì xảy ra mà chúng ta gặp phải cũng đều có 2 mặt của nó: mặt tích cực hay tiêu cực, mặt tốt hay mặt xấu. Gắn liền với giáo dục không phải là tốt hết, chúng ta nên biết chọn lọc, bằng chứng đã xảy ra những trường hợp bằng cấp giả, thầy cô giả. Và sự lựa chọn nằm ở ngay chúng ta, bởi chân lí thì luôn khó kiếm hơn là nghịch lí và vô lí.

Chân lí thì ít có hơn trong thời đại ngày nay, Vì sao ạ? Bởi vì song song với giáo dục của nhà trường, chúng ta phần nào đã quên đi sự giáo dục trong gia đình, gia đình  luôn phó mặc cho nhà trường dạy dỗ con em mình. Trẻ em như 1 cây non cần được chăm sóc và bồi dưỡng, nhưng chúng ta chỉ quan tâm chăm lo về mặt vật chất mà chúng ta đã quên đi về mặt tinh thần. Ngày xưa và đến tận bây giờ các trường học luôn đề bảng câu nói : “ Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng  có mấy ai hiểu được ý nghĩa tường tận của câu nói này….Vì thế ngày nay tầng lớp thế hệ mới gần như thiếu đi sự quan tâm, và dẫn đến hậu quả là sự vô tâm, vô cảm, thờ ơ đối với chính gia đình, người thân. Những bạn giới trẻ có thể nói cả ngày với bạn bè của mình nhưng lại rất ít khi có thể sử dụng 2 từ “ cám ơn” khi cha mẹ làm điều gì đó cho mình, và “ xin lỗi” khi đã làm cho người khác buồn lòng… Nghĩ thì dễ nhưng để có thể sử dụng đúng 2 từ này thì rất nhiều người nên cần học lại… Có một số người luôn cho là mình đúng và không bao giờ nhận lỗi về mình, họ tự kiêu và luôn có lí do để biện minh cho sự sai trái của mình….

Và cuối cùng là yếu tố thời gian, môt sớm một chiều không thể cho ra một con người lí tưởng,mà phải cần thời gian để rèn luyện để mỗi thế hệ sẽ cho ra những con người có nhân cách tốt hơn…Tri thức, kiến thức phải đến sau nhân cách, nhân bản và nhân tâm..” Con người cần 3 năm để học nói và cả đời để học im lặng”

Phần lớn chúng ta có xu hướng sợ đối diện với khuyết điểm hay cố tình phớt lờ chúng thay vì đối mặt để cải thiện các điểm yếu của bản thân.

Thực tế, không ai là người hoàn hảo, người thành công là người nhận thức và biến khuyết điểm đó thành lợi thế.

Có nhiều người có xu hướng tập trung hoàn toàn vào những thế mạnh của mình, đầu tư hết sức để cải thiện chúng trong khi lại bỏ quên những khuyết điểm vẫn cần khắc phục. Biết được những khuyết điểm của bản thân cũng quan trọng và đáng quý như ưu điểm vậy. 

Chúng ta hãy rèn luyện mỗi ngày để cải thiện điểm yếu của mình, mỗi ngày 1 chút, một chút nhận ra khuyết điểm của mình để chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ và là 1 phiên bản tốt nhất của bản thân mình, chúng ta sẽ trở nên hoàn thiện hơn,tập trung hơn và thành công hơn…

Hãy luôn nhớ rằng, không ai là hoàn hảo, khuyết điểm không phải là xấu mà chính sự giấu diếm khuyết điểm, không biết nhận lỗi sai mới trở nên xấu.. Xã hội luôn bao dung cho những con người biết nhận lỗi và sửa lỗi…

Nếu mỗi người trong chúng ta đều nhận thức được quan điểm đó và biết được tinh thần nhận khuyết điểm là quan trọng như thế nào thì chúng ta đã đóng góp cho đất nước , đầu tiên là lòng can đảm, nhận lấy phần trách nhiệm của mình thì sự phồn vinh phát triển cảu đất nước ta hướng tới thế giới chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

 

Người viết : Đặng Chu Xuân Hương – P.PTKD

zalo

Đặt hàng online

zalo