Vai trò của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp

 

Với một doanh nghiệp có quy mô lớn, chúng ta sẽ bắt gặp những chức vụ có vai trò khác nhau. Trong đó, quản lý cấp trung là một trong những chức vụ không thể thiếu. Họ là người giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí quản lý cấp trung cũng như những kỹ năng quan trọng mà một quản lý cấp trung cần có.

Quản lý cấp trung là gì? Tại sao vị trí Quản lý cấp trung rất quan trọng trong doanh nghiệp?

Quản lý cấp trung là một cấp bậc quản lý trong doanh nghiệp. Cấp quản lý này có thể là giám đốc kinh doanh, giám đốc hành chính, giám đốc bán hàng, giám đốc dự án,…hoặc là các trưởng/ phó phòng, ban, bộ phận trong một doanh nghiệp. Họ là cánh tay đắc lực của ban quản lý cấp cao trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh và đảm bảo cho sự vận hành trơn tru của toàn bộ hệ thống quản lý.

Quản lý cấp trung là cánh tay đắc lực của ban quản lý cấp cao

Yêu cầu của Quản lý cấp trung

Việc đầu tiên bạn nên làm khi ứng tuyển vào một vị trí công việc nào đó là tìm hiểu thông tin liên quan đến công việc đó,  cũng như mô tả và yêu cầu của công việc để biết mình có phù hợp hay không.

Bạn cần đọc mô tả kỹ lưỡng yêu cầu của công việc trước khi ứng tuyển một vị trí nào đó

Để làm tốt công việc của một quản lý bậc trung, bạn cần đảm bảo được những tiêu chuẩn sau:

  • Là người có tố chất lãnh đạo, có khả năng về quản lý.
  • Là người có tư duy nhạy bén và không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân.
  • Có trình độ yêu cầu về tin học, thông thạo tiếng Anh là một trong những lợi thế lớn.
  • Có kinh nghiệm làm việc. Tất nhiên nếu bạn có kinh nghiệm về công việc trong lĩnh vực và ngành nghề ứng tuyển thì bạn có thể được ưu tiên hơn rất nhiều.

Cơ hội phát triển của Quản lý cấp trung

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng quản lý cấp trung của các doanh nghiệp là rất lớn. Hơn nữa đây là vị trí rất dễ thăng tiến tiến lên những chức vụ cao hơn so với những vị trí khác.

Khi làm công việc này bạn có thể:

  • Trở thành nhà quản lý cấp cao, trở thành CEO chuyên nghiệp khi có dày dặn kinh nghiệm.
  • Có thể tự bản thân mình khởi nghiệp sau nhiều năm làm ở lĩnh vực này.
  • Phát triển được năng lực của bản thân tối đa, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý.
  • Có thể được thử sức mình trong các vị trí khác, đồng thời, đây cũng là cơ hội cho những người có năng lực phát triển và nâng cao tay nghề, trình độ của bản thân.
  • Bên cạnh đó, những người ở vị trí này sau khi nghỉ hoặc muốn chuyển sang những lĩnh vực khác rất thuận lợi mà không bị bỡ ngỡ với công việc mới. Cơ hội tìm kiếm những chức vụ cao hơn cũng sẽ dễ dàng hơn.

Mức lương của Quản lý cấp trung

Mức lương cho vị trí senior Manager được hưởng dao động trong khoảng từ 9 triệu cho đến 60 triệu đồng/ tháng.

Bên cạnh đó, theo khảo sát của JobStreet về tiền lương trong năm vừa qua, quản lí cấp trung ở Việt Nam có tỉ lệ tăng lương cao nhất.

Với nhu cầu tuyển dụng lớn, thu nhập cao cùng với nhiều đãi ngộ hấp dẫn, quản lý bậc trung đang thu hút nhiều người

Một số công việc hàng ngày của Quản lý cấp trung

Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp bằng việc phân tích các nhiệm vụ và mục tiêu được cấp trên bàn giao.

Tìm kiếm và đề xuất những biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Đưa ra các quyết định và phổ biến chiến lược, hướng dẫn nhân viên thực hiện các công việc theo kế hoạch.

Tiến hành việc giám sát ngân sách và điều động nguồn nhân lực thực hiện tất cả các dự án được đề xuất. Từ đó, thực hiện kế hoạch theo những biện pháp tốt nhất đã đề ra.

Kỹ năng cần có của Quản lý cấp trung

1. Có sự am hiểu về lĩnh vực

Có thể nói rằng  những người ở vị trí này phải là người có sự am hiểu về mọi lĩnh vực. Trước hết họ phải hiểu được công ty mình đang có mục tiêu gì, từ đó lên kế hoạch cho bộ phận của mình để có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Hiểu được mục tiêu cần đạt và lên kế hoạch hiệu quả là một kỹ năng quan trọng

Bên cạnh đó, quản lý cấp cao cũng phải nắm trọn được mọi hoạt động quản lý của mình nhằm theo dõi được tiến độ của mọi người để thời thực hiện điều chỉnh kịp lúc.

2. Phân công và quản lý công việc một cách hợp lý

Việc phân chia công việc cho những nhân viên cấp dưới là rất quan trọng. Cần tránh trường hợp phân công khối lượng công việc không đồng đều gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoàn thành kế hoạch. Ngoài ra, phải biết phân chia thời gian hợp lý, tránh tình trạng trì hoãn ảnh hưởng đến tiến độ của công việc.

3. Phải là người giỏi giao tiếp và ứng xử

Cuối cùng, một người quản lý giỏi phải có kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt. Kỹ năng này không chỉ được biểu hiện trong cách giao tiếp hàng ngày mà còn được thể hiện khi trình bày ý tưởng, khi làm việc hay khi gỉai quyết những tình huống bất ngờ.

Quản lý cấp cao phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Khả năng giao tiếp được thể hiện qua việc trao đổi với cấp trên, nhân viên cấp dưới và khách hàng. Cần có sự lịch sự, khéo léo và tinh tế.

 

Nguồn: vsolutions.vn

Sưu tầm: Thị Hà - P. KTSX

zalo

Đặt hàng online

zalo