Văn hóa công sở là gì? Vấn đề xung quanh chuyện công sở

 

Có thể nói công sở là một công việc khá đặc trưng trong xã hội hiện nay. Đây là một công việc làm trên máy tính và làm vào giờ hành chính, vì lẽ đó nên có rất nhiều chuyện xoay quanh công sở và một trong những vấn đề nổi trội ấy đó là văn hóa công sở. Vậy văn hóa công sở là gì, và những vấn đề xung quanh ấy là như thế nào, bạn đọc hãy cùng với timviec365.vn tìm hiểu nhé!

1. Văn hóa Công sở là gì?

Hiện tại chưa có khái niệm chính thức nào về văn hóa công sở. Thế nhưng có rất nhiều khái niệm khác nhau xoay công chuyện công sở và văn hóa công sở. Nói chung khi nhắc đến văn hóa công sở, trong mỗi chúng ta đều đều có một sự nhìn nhận không giống nhau từ các góc độ nhìn nhận như: nhìn nhận về trình độ, nhìn nhận về tác phong, nhìn nhận về sự làm việc của các công nhân viên chức… Nhưng nói chung văn hóa công sở là văn hóa ứng xử với đồng nghiệp trong cùng một cơ quan, hay các khía cạnh khác liên quan…

Nói đến văn hóa công sở chúng ta có thể hiểu ràng đó là sự đúc kết hay nói cách khác là kết quả của việc của phương pháp ứng xử trong môi trường công sở, được mọi người lựa chọn để đáp ứng nhu cầu sao cho phù hợp với tổ chức. Các phương thức ấy sẽ được xem là phù hợp với thuần phong mỹ tục và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của các cán bộ công nhân viên chức làm việc công sở với 8 tiếng một ngày với nhau. Và văn hóa công sở cũng là một nhu cầu thiết yếu trong một cơ quan, đồng nghiệp làm việc với nhau trong một ngày dài.

Các giá trị văn hóa công sở luôn được đem ra làm thước đo đạo đức cũng như cách làm việc trong công ty. Không chỉ cần làm tốt phần công việc của mình mà cần làm tốt cả cách sống, cách giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp trong cùng công ty. Các hành vi được bộc lộ cũng là cách sống và cách để đánh giá một người làm công sở tốt. Vì vậy cần phải có hành vi và ứng xủa chuẩn đạo đức với đồng nghiệp trong cơ quan cũng như có thái độ làm việc tích cực trong công sở.

2. Những văn hóa đặc trưng có trong công sở

Thực chất trong văn hóa công sở được phân chia thành nhiều loại khác nhau, và đó cũng là tiêu chí để đánh giá một con người trong môi trường công sở, đó là những giá trị đang tồn tại và tác động mạnh mẽ đến hoạt động trong công sở. Văn hóa công sở là tiền đề đánh giá một con người làm việc trong môi trường công sở, chính vì thế ta hãy luôn thể hiện mình là người có văn hóa trong công sở tốt. Và văn hóa công sở thực chất được chia ra ở các hành vi sau:

2.1. Văn hóa ứng xử chung trong công sở

Đó là cách mọi người trong công sở ứng xử với nhau, từ cách giao tiếp đến cách giúp đỡ nhau trong công việc. Ứng xử có thể coi là quan trọng nhất trong môi trường công sở. Nó giúp mọi người gần nhau hơn, công việc cùng nhau đi lên hơn mà trong đó không có sự đố kị, ganh ghét. Hãy ứng xử đồng nghiệp với nhau một cách tự nhiên nhất và thông thường nhất, đừng vì một tí đố kị trong công việc mà soi mói, ganh ghét nhau, khiến mọi người không thể đi lên trong công việc. Hơn thế nữa hãy ứng xử làm sao cho phải lẽ, phù hợp thuần tphong mĩ tực để trở thành một công hân viên chức công sở đẹp và lưu ấn tượng trong mắt mọi người.

2.2. Văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới

Là cấp trên, là một người đứng đầu trong một cơ quan, một đơn vị trước hết phải là người làm gương, là người truyền đạt nhận thức về văn hóa công sở, những giá trị trong hoạt động về công sở bằng chính sự gương mẫu của bản thân, nói được và làm được thể hiện qua quan hệ ứng xử có văn hóa của chính mình, cụ thể như:

- Các chỉ thị và quyết định của cấp trên xuống cấp dưới phải thật chính xác và khách quan, là người có khả năng thu hút được nhân viên và tập hợp đủ nguồn nhân lực mình cần. Biết nhìn nhận và đánh giá nhân viên trong công việc để phát triển tiềm năng cũng như sở trường của họ, đến khi tiềm năng của họ được phát huy và sáng tạo thì giá trị cá nhân đích thực của họ sẽ phát huy tối đa, góp phần tạo nên môt trường công sở tốt.

- Luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến trình bày của cấp dưới, không độc tài, trù dập những ý kiến mang tính trái chiều. Khi đánh giá một nhân viên cấp dưới cần công bằng và văn minh, không thiên vị, không lấy tình cảm cá nhân xen vào và đặc biệt phải biết trọng dụng nhân tài, cũng không nên dùng người quá tùy tiện.

- Biết cách sử dụng nguồn nhân lực mình đang có và ủy quyền cho nhân viên  một cách hợp lý, phải biết tính toán, phân công và điều phối công việc giữa nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Luôn phải là người  nắm năm phong trong cách giao tiếp và ứng xử.

Tiếng nói hay một quyết định của cấp trên đối với mỗi nhân viên công chức có sức mạng và quyền hạn to lớn, vì vậy tránh sai sót trong lời ăn tiếng nói và các chỉ thị mình đưa ra. Thực hiện quyết định và chỉ thị đó theo trách nhiệm và nhiệm vụ mà mình phải làm.

2.3. Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên

- Không nhận thì thôi, một khi đã nhận nhiệm vụ được giao thì phải luôn tuân thủ và chấp hành làm theo một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, tích cực trong mọi hoạt động thẳn thắn và không “nịnh bợ”.

- Có quyền được đưa ra ý kiến của mình, trình bày nó với cấp trên và có quyền được làm việc tốt. Luôn có tinh thần phấn đấu và phát triển bản thân. Tự do phát triển với ý chí vươn lên trong công việc, sự cầu tiến và tha thiết trong công việc được xem như là quyền lợi và nghĩa vụ cao cả mà cấp dưới cần thể hiện với cấp trên.

- Nhân viên công chức có quyền được lựa chọn công việc mà mình làm ở những vị trí phù hợp với năng lực của bản thân, đây là một giá trị văn hóa công sở đẹp của mỗi cá nhân mà nó được thể hiện. Tuy nhiên, tùy từng lúc mà có những hình thái tỏ chức khác nhau và đôi khi ncaanf phải một mực nghe theo sự sắp đặt của một tổ chức trong công sở hoặc sắp đặt của cấp trên để cho phù hợp với hình thái công sở trong một cơ quan, một công ty.

2.4. Văn hóa ứng xử giữa nhân viên với nhân viên

Đối với nhân viên với nhau, ngang các cấp bậc với nhau cần có tinh thần giúp đỡ nhau và đưa nhau đi lên, không nên có thái độ ma cũ bắt nạt ma mới hay thái độ ganh ghét với nhau trong công việc. Đối với văn hóa công sở ở nước ta, nhân viên có quan hệ với các sếp lớn hơn dường như đã có từ lâu, đó là những quan hệ xấu, những người này ỷ lại và luôn bắt nạt những người có thực lực, vậy nên hiện trạng này cần phải bác bỏ.

Trong một xã hội hiện đại như ngày nay thì những giá trị văn hóa công sở đích thực mà chúng ta luôn chân trọng và lưu giữ mang nét truyền thống cảu Việt Nam cần phải được phát huy như: lá lành đùm lá rách, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tinh thần xây dựng đoàn thể vững mạnh…

2.5. Tôn trọng lẫn nhau và có lòng tự trọng

Vốn dĩ con người được coi là quý nhất, là chủ của các bộ máy thông minh và sự sáng tạo cùng việc đổi mới. Việc tôn trọng lẫn nhau trong môi trường công sở là điều mà mỗi người trong chúng ta đều lên làm. Không chỉ vậy, việc tự khẳng định  mình trong công sở cũng là cách tự tôn trọng chính mình, tôn trọng tài năng và sức lao động mà mình đã bỏ ra. Mỗi công hân viên chức công sở đều có quyền được cống hiện cho cơ quan theo nguyện vọng, quyền được học tập và phát triển ở vị trí của mình, quyền được khiếu nại và quyền nghỉ ốm theo các chế độ quy định. Nói tóm lại tự trọng trong công sở để biết mình là ai và tự hoàn chỉnh và phát triển chính con người mình hơn.

Các giá trị đạo đức có trong văn hóa công sở là hệ giá trị để đánh giá và phân biệt cái đúng, cái sai hay để con người ta biết yêu cái tốt, cái đẹp mà ghét bỏ hay bài trừ những cái xấu có trong đó và biết quý trọng con người với nhau hơn. Trong môi trường công sở, những giá trị đạo đức hay văn hóa công sở được thể hiện dưới dự nỗ lực trong công việc và làm việc với trách nhiệm của  mình, không lười biếng, tham ô…

Mỗi một người trong công sở, khi tiếp nhận và vận dụng những giá trị đạo đức tốt thường có thái độ và hiệu suất công việc cao hơn. Những việc làm sai trái xuất phát từ nhân viên nên bị bài trừ và bãi bỏ để trong một cơ quan hay tổ chức được tốt đẹp hơn.

Với niềm tin và truyền thống luôn là yếu tố bắt nguồn từ hoạt động công sở và được một môi trường công sở nào đó nuôi dưỡng và dần cho thêm những yếu tố tốt đẹp để làm nên một văn hóa công sở tốt. Sự ảnh hưởng từ người lãnh đạo cũng vô cùng quan trọng và nó luôn được phản ánh ra ngoài công sở. Nhưng trong thực tế nếu có bất kì cuộc xung đột nào giữa các nhân viên hoặc cá nhân về quyền lợi cần được giải quyết, Đến lúc ấy người ta sẽ quan tâm đến cách xử lý của người lãnh đạo.

Để có được sự gắn bó giữa các thành viên trong công sở thì  mọi người cần thể hiện niềm tin với nhau và sự giúp đỡ nhau về mọi mặt và cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung của cơ quan.

2.6. Cách hòa nhịp trong văn hóa công sở

Để hòa nhịp được trong văn hóa cơ sở, trước tiên ta phải tự tin vào chính bản thân mình, không hùa theo cái xấu có sẵn và phải làm việc tốt, hoàn thành công việc được giao the đứng trách nhiệm. Nhưng một thực trạng cho thấy rằng nhận thức về văn hóa công sở ở một số bộ phận của các cấp, các ngành các địa phương còn lệch lạc, chưa được đầy đủ, không cho thấy được mối liên hệ qua lại nào giữa trình độ văn hóa công sở và việc tiếp thu thêm, hoạc hỏi thêm kiến thức để hoàn thiện. Như vậy sẽ dẫn đến quá trình cản trở trong văn hóa công sở.

Nói chung để hòa nhập được trong môi trường công sở, trong mỗi bản thân chúng ta phải có kiến thức tootsa và đạo đức tốt, không ganh ghét bất kì ai và luôn có lòng trắc ẩn, giúp đỡ mọi người cùng đi lên. Từ đó tạo động lực để phát triển hoàn thiện văn hóa công sở.

 

Nguồn:  timviec365.vn

Sưu tầm: Xuân Vân – TTPP Phú Mỹ Hưng

 

zalo

Đặt hàng online

zalo