Xây dựng mối quan hệ tốt nơi làm việc

 

Làm việc vui vẻ và năng suất

Mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp thế nào?

Theo Tổ chức Gallup, những người có bạn tốt nơi làm việc thường tham gia vào công việc gấp 7 lần. Và đó không cần là người bạn tốt nhất: Gallup nhận thấy mọi người chỉ đơn giản cần một người bạn tốt nơi làm việc cũng sẽ hài lòng hơn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem làm thế nào xây dựng mối quan hệ tích cực nơi làm việc. Tìm hiểu tại sao có mối quan hệ tốt nơi làm việc việc lại rất quan trọng và làm thế nào để củng cố mối quan hệ với những người khó gần.

Mục lục 

  • 1 Tại sao cần có mối quan hệ tốt?
  • 2 Xây dựng mối quan hệ tốt
  • 3 Xây dựng mối quan hệ tốt ở đâu
  • 4 Làm thế nào Xây dựng mối quan hệ tốt
  • 5 Mối quan hệ khó khăn
  • 6 Những điểm chính

Tại sao cần có mối quan hệ tốt?

Con người là sinh vật tự nhiên – chúng ta khao khát tình bạn và những tương tác tích cực cũng như chúng ta khao khát đồ ăn và nước uống. Vì vậy, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn khi có mối quan hệ tốt nơi làm việc.

Mối quan hệ làm việc tốt đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích khác nhau: công việc trở nên thú vị hơn khi chúng ta có mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Ngoài ra, mọi người có thể cùng nhau thực hiện thay đổi và cải tiến, sáng tạo hơn nữa.

Hơn nữa, mối quan hệ tốt sẽ cho chúng ta tự do: thay vì dành thời gian và sức lực giải quyết vấn đề liên quan đến mối quan hệ tiêu cực, thay vào đó chúng ta tập trung vào các cơ hội.

Mối quan hệ tốt cũng rất cần thiết nếu chúng ta muốn phát triển sự nghiệp. Suy cho cùng, nếu sếp không tin tưởng bạn, có vẻ như họ sẽ không cân nhắc bạn khi có một vị trí mới. Nhìn chung, chúng ta đều muốn làm việc với những người chúng ta có quan hệ tốt.

Chúng ta cần có mối quan hệ tốt với mọi người trong vòng tròn nghề nghiệp của mình. Khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan chính là những yếu tố cần thiết cho sự thành công. Vì vậy, điều quan trọng là phải xây dựng và duy trì quan hệ tốt với những người này.

Xây dựng mối quan hệ tốt

Có một số đặc điểm tạo nên mối quan hệ làm việc lành mạnh:

  • Niềm tin – Đây là nền tảng của mối quan hệ tốt. Khi bạn tin tưởng đội nhóm và đồng nghiệp, bạn hình thành mối liên kết mạnh mẽ giúp bạn làm việc và giao tiếp hiệu quả hơn. Nếu bạn tin tưởng mọi người, bạn có thể cởi mở và trung thực trong suy nghĩ, hành động và không tốn thời gian sức lực “trông chừng”.
  • Tôn trọng lẫn nhau – Khi bạn tôn trọng người khác, bạn đánh giá cao đầu vào và ý tưởng của họ và họ đánh giá cao giá trị của bạn. Làm việc cùng nhau, bạn có thể phát triển giải pháp dựa trên sự thấu hiểu, trí tuệ và sự sáng tạo tập thể.
  • Mindfulness – Có nghĩa là chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình. Những người này thường cẩn thận và chú ý tới những gì họ nói và không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  • Chào đón sự đa dạng – Người có mối quan hệ tốt không chỉ chấp nhận người khác và ý kiến trái chiều, mà còn chào đón họ. Ví dụ, khi bạn bè và đồng nghiệp đưa ra ý kiến khác với bạn, bạn dành thời gian xem xét những điều họ nói và đưa hiểu biết của họ vào quyết định của mình.
  • Giao tiếp cởi mở – Chúng ta giao tiếp mỗi ngày, gửi email; IM hay đối mặt trực tiếp. Giao tiếp tốt hơn và hiệu quả hơn với người xung quanh giúp mối quan hệ của bạn càng phong phú hơn. Mối quan hệ tốt phụ thuộc vào giao tiếp cởi mở, trung thực.

Xây dựng mối quan hệ tốt ở đâu

Mặc dù chúng ta nên cố gắng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với mọi người nhưng có những mối quan hệ nhất định cần chú ý nhiều hơn.

Ví dụ, bạn sẽ có lợi khi xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan chính trong tổ chức. Đây là những người ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của bạn. Hình thành mối quan hệ tốt với những người này giúp bạn đảm bảo các dự án và sự nghiệp của mình luôn đi đúng hướng.

Để tìm ra những người này là ai bạn cần phân tích bên liên quan. Khi bạn đã tạo ra danh sách các đồng nghiệp quan tâm đến dự án và sự nghiệp của mình, bạn có thể dành thời gian xây dựng và quản lý mối quan hệ này.

Khách hàng là một nhóm khác bạn cũng cần chú ý nhiều. Hãy nghĩ đến lần gần nhất bạn đối phó với một khách hàng không hài lòng; nó có thể là một thử thách. Mặc dù bạn không thể khiến mọi người hài lòng mọi lúc, nhưng duy trì mối quan hệ trung thành và đáng tin cậy với khách hàng có thể giúp bạn đảm bảo nếu có sai sót, thiệt hại sẽ ở mức tối thiểu. Mối quan hệ tốt với khách hàng cũng giúp bạn nâng cao doanh số bán hàng, thể hiện sự tiến bộ trong nghề nghiệp.

Làm thế nào Xây dựng mối quan hệ tốt

Những điều sau đây sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn nơi làm việc?

  • Phát triển kỹ năng con người: Mối quan hệ tốt bắt đầu với kỹ năng con người tốt.
  • Xác định nhu cầu mối quan hệ:

Xem xét nhu cầu về mối quan hệ của bạn. Bạn biết những điều bạn cần từ người khác? và bạn biết những điều họ cần từ bạn?

Hiểu những nhu cầu này đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

  • Thiết lập thời gian xây dựng mối quan hệ:

Dành một phần thời gian trong ngày cho việc xây dựng mối quan hệ, ngay cả khi chỉ có 20 phút, bạn có thể chia ra thành các phân đoạn 5 phút

Ví dụ: bạn có thể ghé văn phòng ai đó trong bữa trưa; trả lời các bài post của mọi người trên Twitter, LinkedIn, Facebook hay mời đồng nghiệp đưa một tách cà phê.

Những tương tác nhỏ này giúp bạn xây dựng nền tảng cho mối quan hệ tốt, đặc biệt là nếu họ giao tiếp mặt đối mặt.

  • Tập trung vào EI:

Dành thời gian phát triển trí tuệ cảm xúc (EI). Trong số những thứ khác thì đây là khả năng nhận ra cảm xúc của chính bạn và hiểu rõ những điều họ nói với bạn.

Chỉ số EI cao cũng giúp bạn hiểu cảm xúc và nhu cầu của người khác.

  • Đánh giá cao người khác:

Thể hiện sự đánh giá cao bất cứ khi nào người khác giúp bạn. Tất cả mọi người, từ sếp đến người lao công, họ đều muốn công việc của mình được đánh giá cao. Vì vậy, khen ngợi thực tâm những người xung quanh khi họ làm điều gì đó tốt. Nó mở ra cơ hội cho những mối quan hệ tốt đẹp.

  • Tích cực:

Tập trung vào những điều tích cực. Sự tích cực có sức hút và lây lan và nó giúp củng cố mối quan hệ với đồng nghiệp. Không ai muốn ở cạnh người nào đó luôn tiêu cực.

  • Quản lý ranh giới của bạn:

Đảm bảo bạn thiết lập và quản lý ranh giới đúng cách – chúng ta đều muốn có bạn bè nơi làm việc nhưng đôi khi tình bạn có thể ảnh hưởng đến công việc, đặc biệt khi đồng nghiệp độc chiếm thời gian thời gian của bạn.

Nếu điều này xảy ra, điều quan trọng là bạn phải quyết đoán về ranh giới của mình và biết bạn có thể dành bao nhiêu thời gian trong ngày để tương tác xã hội.

  • Tránh đồn thổi:

Đừng đồn thổi – chính trị và tin đồn là kẻ giết người nơi làm việc. Nếu bạn đang gặp xung đột với ai đó trong nhóm mình, trao đổi trực tiếp với họ. Tin đồn với một đồng nghiệp khác chỉ làm vấn đề thêm trầm trọng và gây sự không tin tưởng, thù hận giữa bạn và người đấy.

  • Lắng nghe chủ động: Thực hành lắng nghe chủ động khi bạn nói chuyện với khách hàng và đồng nghiệp. Hãy thực sự lắng nghe những gì họ nói. Tập trung nhiều hơn vào việc lắng nghe thay vì nói. Bạn sẽ nhanh chóng được biết đến như một người có thể tin cậy.

Mối quan hệ khó khăn

Đôi khi, bạn sẽ phải làm việc với ai đó mà bạn không thích hoặc người mà bạn không dễ dàng tạo dựng mối quan hệ. Nhưng, vì công việc, bạn cần giữ mối quan hệ chuyên nghiệp với họ.

Khi điều này xảy ra, cố gắng tìm hiểu về họ. Có thể họ biết rõ cả hai chưa có điều kiện tốt, vì vậy hãy tạo bước đầu để cải thiện mối quan hệ bằng cách lôi kéo họ vào một cuộc trò chuyện chân thật hoặc mời họ ra ngoài ăn trưa.

Trong khi nói chuyện, đừng quá cảnh giác. Hỏi họ nền tảng, sở thích và thành tựu trong quá khứ. Thay vì tìm kiếm sự khác biệt, tập trung vào tìm kiếm điểm chung.

Chỉ cần nhớ – không phải tất cả các mối quan hệ đều tuyệt vời; nhưng bạn có thể chắc chắn, ít nhất hoàn toàn khả thi.

Những điểm chính

Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt nơi làm việc không chỉ giúp bạn tham gia và cam kết nhiều hơn với tổ chức, nó cũng mở ra cánh cửa cho các dự án trọng điểm, thăng tiến trong sự nghiệp.

Bắt đầu bằng cách xác định các bên liên quan chính trong tổ chức. Những người này và khách hàng đáng nhận được sự chú ý và quan tâm từ  bạn.

Sau đó, dành một phần thời gian thiết lập nền móng cho mối quan hệ tốt. Ngay cả khi chỉ có 5 phút mỗi ngày, nó cũng có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Hãy trung thưc, tránh đồn thổi và cố gắng khen ngợi mọi người khi họ làm tốt. Rốt cuộc, bạn càng mở rộng mối quan hệ, bạn càng nhận được nhiều lợi ích từ những người xung quanh.

Chia sẻ cho Đồng nghiệp, nếu bạn thấy hữu ích!

 

Nguồn: phamthongnhat.com

Sưu tầm: Thúy Biên - P. PTKD

zalo

Đặt hàng online

zalo