XÂY DỰNG “VĂN HÓA CÙNG THẮNG” CHO DOANH NGHIỆP

 

Nếu bạn thường là người giành được phần thắng nhưng luôn phải xâm phạm vào lợi ích của người khác thì không ổn chút nào.

Trong giáo dục, kinh doanh, thể thao, hoặc thậm chí cả cuộc sống gia đình, chúng ta được khuyến khích và khen thưởng để cạnh tranh: người rung chuông đầu tiên, người đạt điểm cao nhất hoặc đứa trẻ xuất sắc nhất nhà so với các anh chị em. Kết quả là, nhiều người chấp nhận suy nghĩ rằng người thắng cuộc luôn được nhiều hơn. Đồng nghĩa với việc người thua luôn luôn chịu thiệt. Suy nghĩ này có thể dẫn đến tình trạng nhanh chóng bỏ cuộc vì cho rằng sẽ không còn “miếng bánh” nào dành cho mình. Tình trạng này sẽ phụ thuộc vào mức độ trưởng thành, sự can đảm và mối quan tâm của bạn đến mọi người như thế nào.

Trong giáo dục, kinh doanh, thể thao, hoặc thậm chí cả cuộc sống gia đình, chúng ta được khuyến khích và khen thưởng để cạnh tranh. Nhưng nếu trong công ty, tâm lý thắng- thua trở nên nghiêm trọng sẽ khiến môi trường làm việc càng thêm căng thẳng. 


Theo Tiến sĩ Stephen R. Covey, có ba mức độ trưởng thành:

1. Sự phụ thuộc (mức độ thấp): Bạn cho rằng những người khác phải chịu trách nhiệm về cảm xúc, hạnh phúc, hoặc thành công của bạn. Bạn đổ lỗi cho người khác; trách rằng họ làm bạn nổi điên và cho rằng chỉ có bản thân là có khả năng làm tốt hơn.

2. Độc lập (mức độ trung bình): Bạn tập trung vào thế mạnh riêng và đáp ứng nhu cầu của riêng bạn. Bạn có thể nói, tôi có trách nhiệm; Tôi có thể làm điều này một mình; Tôi sẽ quyết định cái gì là tốt nhất, nhưng bạn có thể sẽ không đủ nhạy cảm để nhận ra nhu cầu của người khác.

3. Tương hỗ (mức độ cao): Bạn chọn cách kết hợp tài năng của mình với tài năng của người khác, tạo nên một cái gì đó lớn hơn. Bạn có thể nói, chúng ta có thể cùng hợp tác để làm điều đó; sẽ tốt hơn nếu ta cùng tìm ra vấn đề và giải quyết nó.

Những người có mức độ tương hỗ cao không quá hiếu chiến tìm cách gạt chân người khác để giành chiến thắng và cũng không quá tự ti đến nỗi từ bỏ mục đích của mình. Họ tìm kiếm một lợi ích chung bằng cách sự quyết tâm và sự trân trọng mối quan hệ. Can đảm là khi bạn sẵn lòng và có khả năng trình bày suy nghĩ của mình với sự tôn trọng người khác.

Bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

Xác định một mối quan hệ tại nơi làm việc hoặc trong gia đình, sau đó thử mô tả mức độ quan tâm của bạn đến mối quan hệ đó.

Nếu bạn cảm thấy chưa đủ mạnh dạn, hãy thử những ý tưởng sau:

  • Viết ra và thực hành trình bày ý kiến của bạn với một người bạn đáng tin cậy trước khi chia sẻ công khai.
  • Nói với sếp về thành công mới nhất của bạn.
  • Thực hành việc nói lên các đề xuất, ý kiến để luyện tập sự tự tin.
  • Cam kết đóng góp ít nhất một ý tưởng trong cuộc họp nhóm tiếp theo của bạn.

Những người có mức độ tương hỗ cao không quá hiếu chiến tìm cách gạt chân người khác để giành chiến thắng và cũng không quá tự ti đến nỗi từ bỏ mục đích của mình. Họ tìm kiếm một lợi ích chung bằng sự quyết tâm và trân trọng mối quan hệ. 

Nếu bạn cảm thấy chưa chắc chắn, hãy thử những ý tưởng sau:

  • Chờ những người khác trình bày xong thì mới bắt đầu nói lên ý kiến.
  • Đặt những câu hỏi thu thập thông tin trước khi chia sẻ ý tưởng.
  • Tắt tất cả thiết bị và tương tác bằng mắt khi nói chuyện với mọi người.
  • Đừng ngắt lời người khác.

Nếu có thể cân bằng sự can đảm và mối quan tâm trong mọi mối quan hệ, bạn sẽ có được tự do trên con đường xây dựng sự tương hỗ vững mạnh

 

Nguồn: franklincovey.vn

Sưu tầm: Trường An - P. BKS

zalo

Đặt hàng online

zalo