“Đổ lỗi” là tiền đề của thất bại

 

1. Thói quen đổ lỗi

Thói quen đổ lỗi là cách hành xử thiếu văn minh trong đời sống hiện đại. Trong đời sống sẽ có rất nhiều mâu thuẫn và biến cố nảy sinh. Cách ứng xử khi gặp vấn đề không mong muốn có thể là đẩy trách nhiệm sang cho người khác hay bản thân tự chịu trách nhiệm?

Đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho điều kiện tự nhiên, đổ lỗi cho số phận,… phương thức tư duy này đã hình thành thói quen, nuôi dưỡng và cắm rễ sâu trong mỗi người, đến mức đã trở thành một phản xạ tự nhiên khiến nhiều người không thể tự mình ý thức được nữa.

Nguyên nhân hình thành thói quen đổ lỗi

  • Cách giáo dục của các bậc cha mẹ.
  • Muốn bảo vệ hình ảnh bản thân, che giấu sự yếu kém của chính mình mới chính là nguyên nhân thật sự.

Văn hóa đổ lỗi là tiền đề của thất bại

Bạn có thể thấy văn hóa đổ lỗi xuất hiện ở khắp mọi nơi. Giáo viên đổ lỗi cho học sinh lười nhác. Phụ huynh lại đổ lỗi cho giáo viên trên lớp không giảng trúng trọng tâm. Học sinh thì đổ lỗi cho đề thi khó.

2. Hãy bỏ thỏi quen đổ lỗi

Gặp chuyện không mong muốn, nếu một nhà lãnh đạo nổi cơn thịnh nộ và trút giận, đổ lỗi cho cấp dưới. Điều này sẽ khiến cấp dưới của bạn cảm thấy chán nản và không được thấu hiểu.

Đổ lỗi là từ bỏ cơ hội để cải biến bản thân tốt hơn

Văn hóa đổ lỗi dường như đã trở thành một phần của nền văn hóa của chúng ta. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi và tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau.

Trong giới kinh doanh, kỹ năng tuyệt vời nhất chính là dùng lời nói và hành động để chịu trách nhiệm với những gì mình làm.

Làm thế nào để nhận ra bản thân là người hay đổ lỗi?

Có thể trong cuộc sống bạn có những lúc do dự để chấp nhận bất kỳ loại trách nhiệm nào liên quan đến sự lựa chọn hoặc hành động của bạn. Mọi người thường cố gắng đổ lỗi chối hỏ hoàn cảnh vướng mắc hiện tại. Nhưng nghịch lý xảy ra đó chính là những người hay đổ lỗi lại thương xuyên cướp công lao của người khác khi mọi chuyện diễn ra thuận lợi và có thành quả.

Nhà lãnh đạo “tồi” thường hay đổ lỗi

Thực tế chứng minh rằng đổ lỗi là việc làm khá dễ dàng nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn cho chúng ta. Đổ lỗi không chỉ lãng phí thời gian mà nó còn khiến công việc của bạn không hề có tiến triển. trong môi trường kinh doanh, một nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ luôn luôn chịu trách nhiệm về kết quả. Họ sẽ không tìm cách bao biện hoặc đổ lỗi cho người khác, bởi vì khi bạn đổ lỗi, bạn đã không cho bản thân bất kỳ cơ hội nào để tiến bộ.

3. Bạn cần làm gì?

Bạn có thể nhận thấy đổ lỗi là tiền đề của thất bại. Nhưng làm thế nào để có thể khắc phục tình hình hiện tại và hoàn thành mục tiêu?

  • Hãy bản lĩnh dám đối mặt, dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Điều này có nghĩa là bạn đang tự tạo cơ hội cho bản thân.
  • Lãnh đạo chịu trách nhiệm với những sai lầm của mình có sức lan tỏa rộng khắp đến với nhân viên của mình.

Nếu các bạn không đủ mạnh mẽ, không đủ tỉnh táo để soi xét lại chính mình thì hãy “mượn” góc nhìn từ người khác, xin ý kiến của họ và nghe lời khuyên của họ.

Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống các bạn nhé: quét nhà chưa sạch là do bạn đừng đổ tại cái chổi, đi thi điểm thấp là do bạn lười chứ không phải do thầy hay do đề quá khó, cuối tháng hết tiền là do quản lí tài chính không tốt chứ không phải bố mẹ bạn cho ít tiền,… Hãy bắt đầu lại để không thoát khỏi lời nguyền “đổ lỗi là tiền đề của thất bại”.

 

Nguồn: app.jobchat.vn

Sưu tầm: Thái Hưng - P.KTSX

zalo

Đặt hàng online

zalo