“Ma mới” nên hoà nhập với đồng nghiệp bằng cách nào?

 

Bước vào môi trường công sở đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải làm việc chung cùng nhiều người, nhiều trình độ, nhiều cá tính khác nhau, thậm chí đối lập hẳn so với bạn. Vậy làm thế nào để tránh khỏi xung đột với mọi người? Làm thế nào để bạn không bị tách biệt như một “thế giới khác”? Hôm nay Timviec365.vn sẽ mách bạn bí quyết gây được thiện cảm và hoà nhập với đồng nghiệp nhé!

1. Bí quyết hoà nhập nhanh với đồng nghiệp

1.1. Chủ động trong mọi việc

Môi trường làm việc công sở là nơi bạn phải ứng biến một cách linh hoạt và chủ động với mọi tình huống xảy ra. Bạn cần phải hoà nhập với đồng nghiệp vì điều ấy sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc. Mỗi khi có một dự án mới hay được sếp giao việc, hãy xông xáo nhận việc ngay. Tất nhiên là trước đó bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ năng lực của mình để tránh tình trạng công việc ngập đầu gây áp lực, stress nặng cho bạn nhé.

Đồng thời, hãy chủ động bắt chuyện với mọi người. Đừng nghĩ điều này là một thứ gì đó quá khó khăn, lớn lao như việc bạn phải đi “buôn” chuyện hàng tiếng đồng hồ với mọi người trong phòng. Có thể bạn chỉ cần hỏi đồng nghiệp chỗ nào mua café ngon nhất, chỗ nào thích hợp để ăn sáng,.. Những câu hỏi nhỏ như vậy thôi cũng giúp bạn có thể nhanh chóng hoà đồng cùng mọi người đó.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia các hoạt động , các buổi sinh hoạt tập thể hay chỉ đơn giản là những buổi chúc mừng sinh nhật cho nhân viên trong công ty. Hãy vui vẻ và thật nhiệt tình nhé! Thậm chí bạn có thể hoà nhập cùng mọi người bằng cách tranh thủ “xả hơi” cùng nhân viên trong phòng sau một buổi làm việc căng thẳng mệt mỏi. Khi tham gia những hoạt động không mang tính chất công việc sẽ giúp bạn nhận ra tính cách của từng người, từ đó có thể biết cách ứng xử phù hợp với từng đồng nghiệp khác nhau. Bạn cũng đừng nên để người khác phải “mời” mình quá nhiều vì như vậy sẽ tạo ấn tượng bạn là một người “kiêu”, “khó gần” trong mắt mọi người.


1.2. Nhanh chóng nhớ tên của đồng nghiệp

Để hoà nhập với đồng nghiệp nhanh nhất, thay vì bắt chuyện “buôn dưa lê” thì đầu tiên bạn hãy học hỏi và nhớ tên mọi người trong phòng. Nếu chỉ sau 1 – 2 ngày mà bạn đã có thể nhớ tên hết đồng nghiệp thì tất nhiên mọi người sẽ chú ý đến bạn. Một khi nhận được sự quan tâm của bạn thì mọi người cũng sẽ nhanh chóng trở nên thân thiện với bạn thôi.

1.3. Luôn tích cực, vui vẻ

Không chỉ trong công việc mà trong bất kỳ hoạt động nào, nếu bạn thể hiện mình là một người luôn có thái độ tích cực, vui vẻ thì chẳng có ai không muốn kết bạn với bạn cả. Tôi đã từng nghe một người nói rằng: “Sự hạnh phúc có thể lây lan”. Và quả thực như vậy, nếu trong môi trường công sở nhưng bạn vẫn luôn giữ thái độ lạc quan với công việc thì không chỉ đồng nghiệp cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, có động lực theo mà những người lãnh đạo, quản lý khi nhìn vào bạn sẽ đánh giá cao sự đam mê và lòng nhiệt huyết với công việc của bạn.

Bạn có vui vẻ không nếu làm việc với những người chỉ suốt ngày biết kêu than chán chường và mệt mỏi? Thái độ tích cực giống như một “nguồn năng lượng” gắn kết mọi người kể cả bạn có là nhân viên cũ ha mới. Ai cũng sẽ thích thú nếu được là đồng nghiệp của một “Cây nănng lượng” luôn có những gợi ý tốt khi cả phòng đang rơi vào trạng thái căng thẳng

Niềm nở, tích cực, vui vẻ chính là bí quyết đem lại thành công trong giao tiếp và công việc.

1.4. Nói không vớ “bè phái” công sở

Nếu bạn có xem những bộ phim cổ trang Trung Quốc sẽ thấy đầy đủ các phe cánh từ “theo Hậu” đến phe của Quý Phi. Họ luôn trong trạng thái chực chờ để diệt trừ lẫn nhau lúc nào không hay. Ngoài mặt thì luôn trao nhau những lời nói ngọt ngào và ánh mắt hiền dịu nhưng trong lòng thì ngược lại.  Và chốn công sở thì cũng chẳng hơn. Có 7749 lí do người ta thích nói xấu và chia bè phái khi đi làm, tất nhiên mục đích không đến nỗi giết hại nhau như cung đấu, nhưng vì xung đột lợi ích hoặc chỉ đơn giản là “ngứa mắt”, không hợp thì bạn có thể trở thành đối tượng bị nói xấu sau lưng bất cứ lúc nào

Thân thiện, chủ động, hoà nhập với đồng nghiệp nhưng cũng không có nghĩa là “ma mới” nên tham gia những cuộc nói chuyện nói xấu nhân viên trong phòng. Đừng vội vàng đưa ra những nhận xét tiêu cực về người khác nếu bạn không hiểu về họ và chỉ muốn làm thế để lấy lòng những người đồng nghiệp. Cách cư xử thiếu không ngoan này sẽ càng đẩy mâu thuẫn lên cao hơn. Thử tưởng tượng xem người đồng nghiệp bị nói xấu sẽ nghĩ thế nào nếu họ bắt gặp bạn đang “tám chuyện” những điều không hay ho về mình.

Đừng lôi kéo hay tham gia những bè phái nơi công sở. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên trung lập. Đố kỵ nơi công sở là điều khó tránh. Đó là một tính xấu mà bạn không nên mắc phải. Hãy đối xử thật chân thành với mọi người, đừng tham gia nói xấu hay chọc ngoáy những chuyện đời tư, khuyết điểm của đồng nghiệp nào. Là nhân viên mới, đừng ngồi lê đôi mách, buôn chuyện tầm phào mà hãy dành thời gian đó để tìm hiểu công việc hoặc văn hoá của công ty. Nếu người đó sai, hãy nhẹ nhàng góp ý riêng tư. Đó mới chứng tỏ bạn là một người thông minh và khéo léo

1.5. Đừng giấu dốt!

“Kiến thức như rừng xanh còn mình chỉ như một con chim chiền chiện”. Trong giai đoạn bắt đầu công việc, bạn sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn và không biết phải giải quyết như thế nào. Vì vậy, nếu không hiểu, bạn hãy nói chuyện trực tiếp với người giám sát để có được một lời khuyên đúng đắn vì họ chính là những người kinh nghiệm nhất, được cấp trên cử ra để đào tạo, hướng dẫn cho những người “ma mới” như bạn. Hoặc không thì bạn có thể nhờ đến những “tiền bối”. Đây là những người đồng nghiệp đi trước, họ sẽ có đủ kinh nghiệm và câu trả lời phù hợp với vấn đề của bạn.

Nếu bạn công nhận mình chưa biế, chưa nắm được thì chỉ trong một lần này thôi, lần sau bạn sẽ không rơi vào tình trạng đó nữa. “Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”, nếu cứ cố gắng che giấu lỗi lầm hoặc sự thiếu hiểu biết thì bạn sẽ đánh mất lòng tin từ mọi người – một yếu tố quan trọng giúp bạn hoà nhập chốn công sở. Niềm tin tạo nên uy tín của bạn cũng như gia tăng tầm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Đừng “múa rìu qua mắt thợ”. Những yếu kém và thiếu sót của bạn sẽ nhanh chóng bị lộ tẩy và làm thế nào để đồng nghiệp hay lãnh đạo đặt niềm tin vào những người nhân viên như thế?

Tóm lại, bạn đừng ngần ngại giấu dốt mà hãy tìm cách chia sẻ với đồng nghiệp và nhờ tới sự giúp đỡ của họ

1.6. Hạn chế nhờ vả đồng nghiệp

Bạn là “ma mới” không có nghĩa là bạn được quyền nhờ vả hết người này đến người khác. Tất cả cần có giới hạn. Nếu bạn quá ỷ lại và trông chờ vào người khác thì trong con mắt đồng nghiệp bạn là một nhân viên lười biếng và lợi dụng. Dù họ có nói ra hay không thì bước đầu tiên bạn hãy nên thử tự giải quyết vấn đề của mình

2. Xử lý mâu thuẫn với đồng nghiệp  – Tưởng không dễ mà dễ không tưởng

Ứng xử sao cho khéo léo và tránh xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp là cách nhanh nhất để hoà nhập. Tuy nhiên, sẽ có những lúc chẳng may, dù vô tình trong khi cố hoà nhập với đồng nghiệp nhưng bạn sẽ bị họ ghét, thậm chí là cô lập. Nhưng với những mẹo sau đây, bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều nữa, ngay cả khi bạn là ma mới

Giữ bình tĩnh khi có chuyện xảy ra: “Phòng” hơn “chữa”. Nếu chẳng may có xung đột, bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh trước khi giải quyết tình hình. Nếu bạn bực bội và cáu gắt thì sẽ chỉ khiến mọi việc càng đi xa mà thôi. Thay vì đổ lỗi quanh co, bạn nên chú ý đến lời nói và cách bạn nói chuyện với đồng nghiệp

Là người mới, khi phản đối quan điểm của đồng nghiệp thì bạn nên góp ý nhẹ nhàng, bạn có thể nói đơn “Mình muốn xem thêm một số cách tiếp cận khác vì những lý do như…”. Câu nói ấy sẽ dễ nghe hơn nhiều với việc chê bài rằng “Ý kiến của bạn không hợp lý và không khả thi”. Đời sống công sở sẽ có nhiều tình huống hơn thế. “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hãy góp ý dựa trên cơ sở tôn trọng, hoà bình và mang tính xây dựng, bạn nhé!

Thừa nhận lỗi lầm: Một khi xảy ra xung đột với một ai đó, bạn sẽ vì cái “tôi” cá nhân của mình mà sĩ diện và khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy gãy gạt bỏ đi cái tôi và nhìn nhận lại những khuyết điểm một cách khách quan nhất. Mặc dù lỗi lầm luôn bắt nguồn từ 2 phía nhưng nếu bạn biêt nói lời xin lỗi thì chắc chắn đối phương dù là ai đi nữa sẽ có cảm giác được “xoa dịu tâm hồn” và cũng sẵn sàng thừa nhận khuyết điểm của mình. “Ma mới” hay “Ma cũ” đi chăng nữa thì cách giải quyết này luôn là tối ưu nhất dành cho bạn

3. “Đừng mong thế giới phù hợp với ta” – Hoà nhập và định vị lại bản thân

Càng ưu tú bạn lại càng dễ “chênh vênh” với môi trường xung quanh. Nếu bạn tốt bụng, biết chia sẻ với mọi người nhưng lại hành động của bạn lại chưa mang lại kết quả tốt thì bạn hãy chấp nhận rằng ngay cả hoàng tử/công chúa thì thế giới của họ cũng không được thiết kế theo mong muốn. Trong môi trường công sở, ứng xử đúng sai, tốt xấu không quan trọng bằng phù hợp.

Trưởng thành chính là một trong những quá trình thay đổi môi trường sống theo những cấp độ xa hơn, phải cọ xát nhiều hơn, thử thách nhiều hơn. Rời khỏi ngôi nhà quen thuộc đến tiểu học, trung học cơ sở rồi trường phổ thông. Từ trường phổ thông rồi lại đến giảng đường đại học lại là một cột mốc. Và từ trường đại học đến nơi làm việc chắc chắn sẽ là một sự thay đổi lớn với chúng ta bởi hoà nhập với đồng nghiệp luôn là vấn đề khó nhất. Hãy học lại cách định vị bản thân và quan sát môi trường xung quanh mình.. Biết cân bằng giữ 2 “phép tính” ấy thì bạn đã hoá giải được bài toán hoà nhập rồi!

Có một sự thật hiện nay là có những bạn trẻ trên mạng rất năng động quảng giao song ở ngoài đời thật lại né tránh giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ. Ở hầu hết các vị trí công việc (trừ những công việc có tính chất đặc thù như IT hay thiết kế đồ hoạ) thì việc sự khép kín thường thường sẽ tạo nên sự thiếu tin tưởng

Những nhà tuyển dụng cho biết, “ma mới” dễ hoà nhập nhất không phải là những người đã có kinh nghiệm “nhảy việc” hay có sẵn tính cách quảng giao, tự nhiên mà chính là những người trong đầu đã luôn hình thành ý thức PHẢI trở thành một phần của văn hoá chúng. Chúng ta cầ xác định không có một nơi nào là phù hợp hoàn toàn 100% với mình. Trừ phi ta là 1 CEO đại tài được mời về làm để cải thiện và xây dựng lại tất cả, còn không thì ta vẫn phải là người chủ động hoà nhập, chứ không thể đòi hỏi cả thế giới phải thoả mãn các yêu cầu của ta.

Kết: Sẽ có một ngày bạn không chỉ hoà vào “dòng chảy” mà còn trở thành chính “dòng chảy” ấy.  Timviec365.vn mong rằng bài viết đã giúp bạn tích luỹ đủ hành trang để hoà nhập với đồng nghiệp và sẵn sàng tiến bước ở bất cứ môi trường nào.

 

Nguồn: timviec365.vn

Sưu Tầm: rần Vũ - P.BKS

zalo

Đặt hàng online

zalo