Làm người đừng kiêu căng ngạo mạn kẻo hậu họa khôn lường

 

Thói kiêu căng ngạo mạn sẽ gây ra những hệ quả khôn lường, tránh được tính xấu này, con người có thể tích phúc cho mình.

Ngạo mạn là tính rất xấu.

Vì ngạo mạn mà phát sinh tâm phân biệt nghèo hèn thiểu học với tài năng giàu có, tự đào cho mình một hố sâu tội đồ vô minh chẳng biết hổ thẹn là gì để cứu lấy mình mà thêm cạn cợt về thương yêu với người.

Vì ngạo mạn mà cách hành xử giữa người với người có nhiều bất công, chia rẽ.

Có thể vì nghiệp lực nặng nề, dục vọng che lấp tâm trí?

Ngạo mạn là nguyên nhân của ngu muội và sẽ chuốc lấy thất bại thất thoái chính mình.

Kẻ ngạo mạn khi hành sự luôn lấy bản thân làm trung tâm, coi mình là cái đinh của thiên hạ, là đại hộ pháp mà thực chất chỉ quẩn quanh bên ngũ uẩn vô thường thậm chí than thở “mình chẳng giống ai… thôi thì”.

làm người đừng kiêu căng ngạo mạn kẻo hậu họa khôn lường

Phật dạy:

“Kiêu căng mất phước”.

Việc đáng làm không làm, việc không đáng làm lại làm, những người phóng túng ngạo mạn, thì lậu tập mãi tăng thêm (Kinh Pháp cú).

Kinh Hoa nghiêm cũng đề cập về ba chướng ngại to lớn của con người là ngạo mạn, tật đố và tham dục.

Vì thế, huân tập từ 5 giới cấm, người Phật tử tại gia tập cho khẩu nghiệp của chính mình được trong sạch.

Không dối trá, không buông lời thô tục độc ác, không nói lời làm tổn thương danh dự người khác, không thêm bớt, bịa đặt, nịnh nọt, gây chia rẽ làm mất đoàn kết trong quan hệ quyến thuộc, bạn bè hay bạn đồng tu.

Chính vì ngạo mạn mà phát khởi ác tâm ác khẩu, chỉ nghĩ đến bản thân mình và thậm chí tự cho mình cao thâm hơn cả thầy.

Chính cái ngã mình thương yêu tôn vinh nó mà mình chẳng chịu thua kém ai (ái ngã) nên sinh ra nhiều đau khổ, ganh ghét đố kỵ người.

Thật tình mà nói, chịu nhận mình thua kém người khác không phải dễ dàng gì!

Đơn giản, nhìn thấy người dễ hơn là nhìn thấy mình.

 

Nguồn: hoctruongdoi.com

Sưu tầm: Nam Duy - Tổ Kỹ thuật

zalo

Đặt hàng online

zalo