7 cách mà một nhà lãnh đạo khiêm nhường có thể dẫn dắt đội ngũ tới thành công

 

Khi hình dung về những đặc điểm của một nhà lãnh đạo thành công, chúng ta thường nghĩ rằng họ là những người mạnh mẽ, đầy lôi cuốn, nhiệt tình và có tầm nhìn xa… Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng thường bị người ta bỏ qua ở các nhà lãnh đạo vĩ đại là sự khiêm nhường.

Để trở nên vĩ đại, các nhà lãnh đạo cần có nhiều chiều sâu hơn. Một cái tôi mạnh mẽ, luôn tràn đầy sự tự tin và áp đảo trong mỗi hành động thường chỉ tạo ra một khoảng cách giữa nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên cấp dưới hay những người đồng cấp với họ. Còn về phần những lãnh đạo có đức tính khiêm nhường, họ tạo ra một môi trường làm tuyệt vời và thúc đẩy hiệu suất làm việc của cả đội ngũ bằng những khả năng đặc biệt dưới đây.

1. Sự cầu thị

Các nhà lãnh đạo khiêm tốn không có nhu cầu hoặc mong muốn trở nên vượt trội, tách biệt, áp đảo đội ngũ cấp dưới. Họ thực hiện sự lãnh đạo với một cách tiếp cận bình đẳng. Họ hoan nghênh và sẵn sàng cởi mở để lắng nghe những suy nghĩ, ý tưởng ​​của người khác.

Các nhà lãnh đạo này hiểu rõ không ai có thể biết tất cả mọi thứ và sẵn sàng cầu thị. Đội ngũ cấp dưới cũng làm việc chăm chỉ, tận tâm hơn cho người coi trọng những gì họ đã đóng góp. Và dù các nhà lãnh đạo khiêm tốn cảm thấy thoải mái khi tiếp nhận ý kiến ​​đóng góp nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng tới sự quyết đoán của họ khi tình huống yêu cầu.

2. Hòa nhập

Khi các nhà lãnh đạo thực sự quan tâm đến hạnh phúc của các thành viên trong đội ngũ của mình, họ được mọi người chính thức coi như một phần của tập thể.

Điều này không có nghĩa rằng nhà lãnh đạo phải là “người trông trẻ” hay quản lý vi mô mọi hành động của đội ngũ. Thay vào đó, họ xây dựng môi trường làm việc dựa trên sự quan tâm và làm việc theo nhóm, không ai bị bỏ lại một mình.

Các nhà lãnh đạo khiêm nhường cũng biết cách sử dụng lời khen và thăm hỏi như một động lực thúc đẩy, bởi họ biết rằng năng suất làm việc của cả đội ngũ sẽ cao hơn nhiều khi các thành viên trong nhóm tin rằng người lãnh đạo của họ luôn quan tâm đến mình.

3. Sẵn sàng nhận sai

Một trong những yếu tố chính của sự khiêm tốn là khả năng thừa nhận sai lầm và chấp nhận sự sai lầm. Rất khó để các thành viên trong nhóm minh bạch và cởi mở khi các nhà lãnh đạo không bao giờ nhận sai và luôn đổ lỗi cho các tác nhân xung quanh và đội ngũ cấp dưới của mình. Điều này tạo ra sự áp bức, khiến các thành viên trong nhóm làm việc trong sợ hãi và che giấu sai lầm bất cứ khi nào nó xảy ra.

Là con người, chúng ta đều mắc sai lầm. Khi người lãnh đạo tự nhận ra, cởi mở về những sai lầm của chính mình và cho cấp dưới thấy cách họ phản hồi và khắc phục chúng, các thành viên trong nhóm sẽ tin tưởng, yêu quý người lãnh đạo của mình hơn và xem anh ấy / cô ấy là người hiểu chuyển và dễ gần. Điều này cũng giúp cho các thành viên trong nhóm sẵn sàng cởi mở tìm kiếm sự chỉ dần và phản hồi của nhà lãnh đạo khi cần thiết.

4. Bình tĩnh

Sự khiêm tốn mang lại sự điềm tĩnh. Các nhà lãnh đạo hiệu quả không đấu tranh cho nhu cầu kiểm soát. Họ chấp nhận rằng không phải mọi thứ đều có thể được dự đoán hoặc diễn ra theo kế hoạch một cách hoàn hảo. Các nhà lãnh đạo khiêm nhường luôn thể hiện sự điềm tĩnh để chờ xem những yếu tố bất định sẽ xảy ra theo hướng nào trước khi đưa ra quyết định.

Sự bình tĩnh chờ đợi giúp cho các nhà lãnh đạo biết chính xác hơn khi nào nên hành động và khi nào nên cho mọi thứ thêm một chút thời gian. Những kiểu nhà lãnh đạo này là hình mẫu tuyệt vời cho việc không cố gắng kiểm soát nhưng mọi thứ luôn ở trong tầm tay.

5. Phát triển cá nhân

Sự khiêm nhường được phát triển tốt nhất thông qua việc đầu tư vào sự phát triển cá nhân của chúng ta, bởi để có thể khiêm nhường là điều không hề dễ dàng. Phần lớn các nhà lãnh đạo khiêm nhường thường viết nhật ký và đọc rất nhiều mỗi ngày.

Họ luôn kiểm tra xem mình đang thành công ở đâu và đâu là những lĩnh vực mà mình cần cải thiện. Các nhà lãnh đạo này cũng khuyến khích các thành viên trong đội ngũ của mình cũng tích cực tham gia vào quá trình này để tích cực phát triển bản thân.

6. Giá trị của sự độc lập trong tư duy

Những nhà lãnh đạo kiểm soát quá mức sẽ giết chết tinh thần, sự khao khát và những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Các nhà lãnh đạo khiêm nhường luôn quan tâm đến việc tuyển dụng những người giỏi, đào tạo họ và sau đó giao trọng trách cho họ và để đầu óc cho những việc quan trọng hơn.

Các nhà lãnh đạo khiêm nhường có thể thừa nhận rằng cách của họ không phải là giải pháp duy nhất và những người nhân viên cấp dưới có thể giỏi hơn mình ở một số chuyên môn nhất định. Khi có thể chấp nhận những sự thật này, các nhà lãnh đạo cho phép các thành viên trong nhóm cống hiến những phần tốt nhất của bản thân cho công việc, tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và thúc đẩy hiệu suất làm việc.

7. Lạc quan

Sự lạc quan của nhà lãnh đạo khiêm nhường là nguồn động lực giúp cho môi trường làm việc luôn tươi sáng. Họ có mức độ nhận thức sâu sắc với các vấn đề và luôn hướng mọi người tới những điều gì tốt đẹp nhất.

Khi một người lãnh đạo tỏ ra bi quan, hậu quả nhỏ nhất là sự tiêu cực ấy sẽ lây nhiễm sang mỗi thành viên trong nhóm, làm giảm tinh thần và gia tăng những căng thẳng xung đột. Cần có sự khiêm nhường, kiên định hướng về phía trước để luôn lạc quan, ngay cả khi mọi thứ không hoàn hảo.

 

Nguồn: andrews.edu.vn

Sưu tầm: Bảo Châu - P Kế Toán

zalo

Đặt hàng online

zalo