10 thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe, phòng bệnh nên dùng mỗi ngày

Bổ sung 10 thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe, phòng bệnh này vào thực đơn mỗi ngày để cơ thể luôn cân bằng và khỏe mạnh bạn nhé!

Thực phẩm mà hầu hết chúng ta đang ăn hằng ngày ( thực phẩm chế biến, soda, đồ ăn vặt, thịt, trứng và các chế phẩm từ sữa) đều ở trong trạng thái a-xit. Điều này về lâu dài sẽ gây nên các chứng bệnh nguy hiểm như: tim, đột quỵ, ung thư, dị dứng… Giải pháp cho vấn đề này là cân bằng độ pH của chất lỏng trong cơ thể, bao gồm máu và nước tiểu bằng cách bổ sung các thực phẩm có tính kiềm.

Dưới đây là 10 thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe, phòng bệnh bạn nên dùng.

1. Chanh

Chanh dẫn đầu trong danh sách thực phẩm có tính kiềm cao. Ngoài ra, chanh còn chưa các khoáng chất như kali, magiê có tác dụng kiềm hóa lên cơ thể. A-xit xitric trong chúng có tính a-xit cao giúp chuyển hóa và có tác dụng kiềm mạnh lên cơ thể.

Chanh là nguồn cung cấp canxi, sắt, vitamin A, C, B phức hợp, cũng như chất xơ pectin và carbohydrate. Chúng cũng có khả năng kháng khuẩn mạnh, kháng vi-rút và tăng cường miễn dịch. Ngoài việc có tác dụng giải độc cơ thể, chanh giúp cải thiện tiêu hóa, giúp giảm cân, hỗ trợ sức khoẻ cho da, tăng cường miễn dịch, chống ung thư, kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa nhiễm trùng và nhiều hơn thế nữa.

Để thu được lợi ích từ chanh, bạn chỉ cần ép nước ép của ½-1 quả chanh, thêm nước ấm và uống vào buổi sáng khi bụng đói (30 phút trước khi ăn sáng).

2. Cải bó xôi

Cải bó xôi hay rau bina là một trong những loại lá xanh giàu tính kiềm nhất. Loại rau này rất giàu chất diệp lục, hoạt động như một chất kiềm hóa. Nó còn là nguồn cung cấp vitamin A, B2, C, E và K cũng như các khoáng chất như: mangan, magiê, sắt, kali, canxi, folate, chất xơ ăn kiêng, flavonoid và carotenoid.

Bằng cách ăn cải bó xôi, bạn sẽ góp phần vào việc tăng cường sức mạnh cơ bắp, chống thiếu máu, cải thiện sức khoẻ tim mạch, ngăn ngừa lão hóa sớm, giảm nguy cơ ung thư và có được làn da khỏe mạnh.

Mỗi ngày bạn nên dùng ít nhất 1 chén rau này cho món salad, smoothies, nước trái cây, cho vào bánh mì sandwich, ăn kèm khoai tây chiên hoặc nấu súp đều ngon.

 

Sinh tố cải bó xôi giàu dinh dưỡng

 

Với sự kết hợp khéo léo giữa cải bó xôi, bột quế, sữa chua, thêm chút mật ong, ly thức uống này đem đến cho bạn vị ngon rất thú vị

3. Bơ

 

Bơ là một trong những thực phẩm bạn nên ăn hàng ngày bởi hàng loạt các công dụng sau:

 

·         Giúp loại bỏ các chất thải có tính a-xit cũng như thúc đẩy môi trường kiềm trong cơ thể.

·         Chứa chất xơ ăn kiêng, folate, kali, selenium, lượng chất béo tốt cùng các vitamin như: K, C, B5 và A.

·         Các chất chống oxy hoá mạnh như alpha-carotene, beta-carotene, lutein…

Thêm bơ vào chế độ ăn uống hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cân, chống viêm, cải thiện và tăng cường sức khoẻ tim mạch, chống ung thư và cung cấp lợi ích cho lượng đường trong máu.

Bạn nên ăn ít nhất ½ quả bơ mỗi ngày cho món salad, smoothie hoặc súp.

4. Cải xoăn kale

Cải xoăn là một thực phẩm chứa kiềm khác mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày. Bông cải có thể cân bằng axit và kiềm trong cơ thể.

Loại rau xanh lá này chứa nhiều vitamin, như vitamin A, C và K. Nó cũng có các chất dinh dưỡng như magiê, canxi, mangan, đồng, kali, sắt, phốt pho và protein giúp chống oxy hóa.

Chất xơ và lưu huỳnh trong cải xoăn kale cũng hỗ trợ cơ thể thải độc tự nhiên. Nó thậm chí có thể làm giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khoẻ tim mạch, giảm cân, tăng khả năng miễn dịch… Với cải xoăn, bạn nên bổ sung 4 lần/tuần bằng cách ép lấy nước, nấu canh, xào… 1 chén/lần.

5. Cần tây

 

Cần tây là một thực phẩm rất kiềm mà bạn nên bổ sung.

 

Nó có thể trung hoà a-xit và cân bằng độ pH của cơ thể. Nó cũng là chất lợi tiểu có khả năng loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Thêm vào đó, hàm lượng nước rất cao giúp hydrate và nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể.

Cần tây cũng chứa vitamin A, C, K, một số vitamin B, cũng như canxi, magiê, phốt pho, folate, kali và chất xơ. Thêm vào đó, nó có ít calo, carbohydrate, chất béo và cholesterol làm giảm cholesterol, ức chế một số bệnh ung thư, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống viêm, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch, giúp giảm cân…

Chỉ cần 2-3 cây cần tây mỗi ngày là đủ để cân bằng độ PH trong cơ thể.

6. Bột cỏ lúa mì

Một thực phẩm có tính kiềm cao khác mà mọi người có thể không biết là bột cỏ lúa mì. Nó là một nguồn cung cấp diệp lục, axit amin, các vitamin như A, B-complex, C, D, E. Nó cũng chứa magiê, kali, sắt, kẽm, đồng, selen, thiamin và các enzym tự nhiên.

Không chỉ vậy, bột cỏ lúa mì còn giúp bạn tái tạo gan và bảo vệ cơ thể khỏi các chất ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, nó tăng cường mức độ năng lượng, cải thiện miễn dịch, giúp giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện sức khoẻ tim và chống ung thư…

Bạn có thể thêm 1 muỗng cà phê bột vào nước, khuấy đều uống mỗi ngày hoặc pha cùng nước ép rau củ đều được.

7. Dưa leo

Dưa leo được xem là một thực phẩm không thể thiếu cho chế dộ ăn kiêng, giúp trung hoa a-xit nhanh chóng và hỗ trợ tiêu hóa.

Dưa leo là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin K, C, B, đồng, a-xit amin, carbohydrate, chất xơ hòa tan và không hòa tan, kali, mangan, photpho, magiê, biotin và silic. Dưa leo chứa ít calo, lại đóng vai trò như chất chống oxy hoá và chống viêm hữu hiệu. Bổ sung dưa leo vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, cải thiện tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu và chống lại các loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư vú, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt….

Với dưa leo, bạn có thể ép lấy nước, cho vào món salad hoặc ăn kèm đều được.

 

Món ăn mùa hè: Dưa leo nhồi thịt hấp

Không cần tốn quá nhiều thời gian, tìm tòi nguyên liệu, bạn đã có ngay món ngon có công dụng giải nhiệt hiệu quả cho bữa ăn gia đình rồi. Cùng thử tài ngay với món dưa leo nhồi thịt hấp siêu nhanh, siêu ngon này nhé!

8. Bông cải xanh

 

Bông cải xanh là một trong những loại thực phẩm ăn kiêng có tính kiềm cao nhất mà bạn nên đưa vào chế độ ăn kiêng. Chất phytochemicals trong bông cải xanh giúp kiềm hóa cơ thể, tăng sự trao đổi estrogen và làm giảm các triệu chứng của sự thống trị estrogen.

Loại rau này cũng giàu vitamin như: C, K, A, chất xơ, mangan, kali, sắt, folate và protein. Hơn nữa, nó có tính chống viêm và chống oxy hóa tuyệt vời. Ngoài việc kiềm hóa và giải độc cơ thể, bông cải xanh còn giúp chống ung thư, cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ thống tim mạch, cải thiện miễn dịch, hỗ trợ sức khoẻ cho làn da, tăng cường sự trao đổi chất… Cố gắng ăn bông cải xanh ít nhất 4 lần/tuần để đạt hiệu quả như ý.

9. Tỏi

Một thực phẩm chứa kiềm khác thực sự tốt cho sức khỏe tổng thể là tỏi. Hợp chất chính trong tỏi là allicin có tính kháng khuẩn, kháng virut, kháng nấm và chống oxy hóa. Ngoài ra, tỏi có các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin B1, B6, C, cũng như mangan, canxi, đồng, selen… Tỏi giúp giải độc bằng cách tăng sản xuất glutathione giúp lọc chất độc từ hệ thống tiêu hóa.

 

Thực phẩm có tính kiềm tạo ra nhiều lợi ích sức khoẻ khác nhau. Nó thúc đẩy sức khoẻ tim mạch, tăng cường sức khoẻ miễn dịch, giảm huyết áp, hỗ trợ chức năng gan, làm sạch gan, giảm viêm và chống lại ung thư…

Để tận hưởng lợi ích kiềm của tỏi, bạn có thể nghiền nát tỏi để giải phóng các hợp chất lưu huỳnh có lợi. Tiêu thụ từ 2-4 tép tỏi tươi mỗi ngày để giữ pH của cơ thể ở mức tối ưu.

10. Ớt chuông

Ớt chuông có tính kiềm cao. Chúng giúp biến đổi thực phẩm có tính axit, làm tăng mức kiềm tổng thể của cơ thể.Ớt chuông cũng chứa vitamin C, A, B6, E và K, cùng với kali, mangan, đồng, chất xơ ăn kiêng, folate, sắt và một số flavonoid cung cấp tính chất chống oxy hoá mạnh mẽ.

Khi ăn thường xuyên, ớt chuông giúp làm giảm lo lắng, tăng cường miễn dịch, tăng huyết áp thấp, hỗ trợ thị lực, chống lại căng thẳng và tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể. Chúng cũng giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, ung thư, viêm… Cố gắng ăn 3-4 quả ớt mỗi tuần vào chế độ ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Nguồn: bepgiadinh.com

Sưu tầm: Thị My - Tổ hóa

zalo

Đặt hàng online

zalo