Cách hoà nhập khi là nhân viên mới

 

Khi đứng trước một công việc mới chắc hẳn ai cũng như thu được về một niềm vui lớn bởi vì chẳng dễ dàng gì để tìm việc làm nhân viên văn phòng nhất lại là công việc như ý. Và khi điều đó đã có trong tay chúng ta thì đương nhiên bạn chẳng thể nào dấu được niềm vui đó.

Đó là tâm lý chung của hầu hết mọi người, cảm xúc ban đầu luôn là thứ cảm xúc mãnh liệt nhất. Khi chúng ta đã tìm được việc làm ứng ý, làm sao lại không hân hoan, nhưng liệu rằng niềm vui ấy sẽ kéo dài được bao lâu? Nhất là khi con người lại luôn luôn tiềm ẩn ở sâu bên trong mình nét tính cách cả thèm chóng chán.

Với những người không kiên trì hoặc là thiếu kinh nghiệm việc làm, chỉ được một thời gian ngắn, niềm vui ban đầu đã “không cánh mà bay”. Vậy phải làm thế nào để có cách ứng xử phù hợp nhất với công việc mới, môi trường mới khi bạn là một nhân viên mới?

Bài toán này không dễ giải, đòi hỏi bạn phải có cái nhìn sâu sắc. Cái nhìn đó được chúng tôi gửi gắm trong từng câu chữ trong bài viết này, hy vọng có thể gợi mở cho bạn một hướng đi đúng đắn và phù hợp, giúp bạn duy trì được nhiệt huyết trong công việc ngay từ những ngày đầu tiên.

1. Kinh nghiệm cho nhân viên mới đi làm

 1.1.  Nhân viên mới nên làm gì?

Khi mới bắt đầu một công việc mới, hầu hết tất cả chúng ta đều có hàng tá suy nghĩ đan xen cả những nỗi lo đối với công việc mới. Nhưng để có thể giúp cho các bạn mau chóng vượt qua được khó khăn trong giai đoạn đầu này thì chúng tôi đã tổng hợp những lời khuyên từ các chuyên gia nghề nghiệp về những điều bạn nên làm khi là một nhân viên mới.

 1.2. Loại bỏ cảm giác nghi ngờ chính mình

Trước khi bắt đầu một công việc mới, chúng ta thường có cảm giác nghi ngờ chính bản thân mình. Những ngày làm việc đầu tiên, cảm giác đó lại càng tăng lên rất nhiều.

Biểu  hiện của điều này đó là việc bạn không ngừng tự vấn bản thân rằng: Công việc này có thật sự phù hợp hay không? Làm sao lại có thể đảm nhận nhiều trách nhiệm đến như thế? Liệu đồng nghiệp có đang cho rằng mình là kẻ ngốc? ...

Nếu bạn không ngừng đặt ra những câu hỏi như vậy thì bạn chỉ cần nhớ tới những lý do mà nhà tuyển dụng đã thuê bạn về làm việc. Bởi vì bạn đã gửi tới cho họ một bộ hồ sơ vô cùng ấn tượng, có sức cạnh tranh lớn có thể vượt qua được vòng phỏng vấn, thương lượng mức lương thành công để rồi cuối cùng vinh dự được nhận vào làm việc.

Như vậy, nhà tuyển dụng đã nhận thấy khả năng của bạn, muốn bạn có thể cống hiến cho công ty của họ. Đương nhiên những ngày làm việc đầu tiên này, bạn sẽ không thể tránh khỏi được những thiếu sót, sai lầm, điều quan trọng nhất chính là bạn có thể rút ra cho mình bài học kinh nghiệm và không lặp lại điều đó nữa.

 1.3. Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

Là một nhân viên mới, mọi thứ với bạn đều mới mẻ và cũng có rất nhiều việc phải hoàn thành. bạn nên sắp xếp chúng theo những thứ tự ưu tiên, chia nhỏ công việc và hoàn thành từng phần. Dù tiến độ thực hiện có thể chậm chạp hơn đồng nghiệp một chút xíu nhưng đổi lại “ chậm mà chắc” vẫn hơn, dần dần bạn cũng sẽ quen được với công việc và làm nhanh hơn.

Cũng không nên quá chú ý đến việc mọi người xung quanh quan sát bạn ra sao. Bởi lẽ ai cũng biết một người nhân viên mới khó có thể thể hiện được một cách hoàn hảo trong những ngày đầu tiên này.

 1.4. Luôn luôn đúng giờ

Hãy tới cơ quan đúng giờ vào mỗi buổi sáng. Nên hình thành thói quen này ngay từ đầu. Nếu như có việc gấp cần giải quyết thì cố gắng báo cáo, xin phép người quản lý sớm nhất có thể.

Trước khi rời khỏi công ty, hãy đến chỗ sếp và xác nhận bạn đã hoàn thành công việc đến đâu, kết quả như thế nào.

 1.5. Tụ tập với đồng nghiệp trong giờ ăn trưa

Khi mới bắt đầu đi làm, bạn nên cố gắng đi ăn trưa với đồng nghiệp. Bởi vì đây chính là thời gian thích hợp nhất đề bạn có thể dễ dàng, nhanh chóng xây dựng mối quan hệ với họ, để các bạn biết về nhau nhiều hơn, từ đó có điều gì không hiểu, bạn sẽ được họ trợ giúp một cách nhiệt tình hơn.

 1.6. Chú ý đến phong cách ăn mặc

Ấn tượng ngày đầu tiên đi làm đặc biệt rất quan trọng vì thế bạn hãy chú ý đến phong cách ăn mặc của mình. Hãy lựa chọn những trang phục giúp cho bạn có thể tăng được sự tự tin và trưởng thành.

Dù công ty không đưa ra những yêu cầu gắt gao về trang phục thì bạn cũng không nên bỏ qua vấn đề này. Chớ để tình trạng cấp trên và đồng nghiệp của bạn phải một lần nào lắc đầu ngao ngán, phản ánh về cách ăn mặc không phù hợp nhé.

Trong trường hợp bạn là sinh viên mới ra trường hay sinh viên thực tập thì nhanh chóng "lột xác” ngay khi xuất hiện trước mắt của sếp. Luôn nhớ rằng, thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hóa công sở.

 1.7. Làm việc dứt khoát, kiên quyết

Khi mới làm việc, có nhiều người lo lắng sẽ làm sai, làm không tốt nhiệm vụ cho nên đã từ chối gánh vác công việc, không đưa ra ý kiến và lúc nào cũng đưa bản thân ở trong trạng thái dè chừng. Khi đối diện với việc làm bắt buộc thì lại chẳng chần chừ mà thể hiện sự do dự thiếu quyết đoán, thụ động chờ đợi chỉ đạo của cấp trên. Những điều này khiến cho bạn gặp khó khăn trong công việc. 

 1.8. Đặt nhiều câu hỏi

Là một người mới, giấu dốt là không nên. Những nhà tuyển dụng cho biết rằng, nhân viên mới không đưa ra những câu hỏi chính là điều sai lầm lớn.

Cho nên bất cứ khi nào không hiểu rõ vấn đề ở đâu thì hãy đưa ra câu hỏi. Đừng sợ làm phiền người khác. Vì ai cũng đã từng như bạn, họ sẽ hiểu và thông cảm, đồng thời còn hỗ trợ giải đáp cho bạn rất nhiệt tình.

 1.9. Bình tĩnh trước mọi tình huống

Để có được một sự tín nhiệm và tin tưởng từ sếp thì nhất định bạn hãy thể hiện thái độ bình tĩnh trước tất cả mọi tình huống xảy ra trong công việc. Sếp cũng như khách hàng của bạn đều là những con người từng trải, cho nên họ rất hài lòng với những ai có thể giải quyết các vấn đề khúc mắc, các rắc rối phát sinh một cách hợp lý trong tư thế bình tĩnh.

 1.10. Nhanh chóng nắm bắt mọi vấn đề

Nên cố gắng để tìm hiểu và nắm bắt mọi thứ diễn ra ở trong công ty một cách nhanh chóng nhất. Bao gồm: cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp, chức năng công ty, phương thức kinh doanh, mục tiêu việc làm, ....

Điều đó giúp cho sếp thấy được bạn đã tiếp thu được nền văn hóa công ty. Sự hòa nhập này mang tới lợi ích rất lớn cho sự nghiệp về sau của bạn.

 1.11. Không ngừng làm việc chủ động, tích cực

Khi được giao những nhiệm vụ đầu tay, đây chính là cơ hội để bạn được chứng tỏ bản thân với sếp. Nếu như tự tin có thể hoàn thành chúng thì bạn hãy lập tức bắt tay vào hành động, thực hiện công việc trong thời gian nhanh nhất, nhưng đừng để nhiệm vụ rơi vào tình trạng “nhanh ẩu đoảng, vội vàng hư” nhé.

Trong quá trình làm việc, bạn không nên chờ đợi hay là nghi hoặc hão huyền. Đừng mong công việc có thể tiến hành theo kế hoạch sẵn có cho nên luôn chuẩn bị sẵn sàng những phương án dự trù để có thể giải quyết nhanh chóng bất cứ khó khăn nào phát sinh.

 2. Nhân viên mới không nên làm gì?

Khi vào làm nhân sự mới tại một công ty, dù cho trước đó bạn có là một người nhân viên uy tín, xuất sắc đến đâu đi chăng nữa thì cũng đừng tỏ thái độ kiêu căng tại nơi làm việc mới.

Bạn được công nhận là một người ứng viên xuất sắc cho nên bạn mới được gọi là nhân viên mới nhưng điều đó không có nghĩa là  mọi bước đi tiếp theo sẽ dễ dàng và suông sẻ.

Những ngày làm việc đầu tiên ở công ty mới là thời gian vô cùng quan trọng, có thể xác định được tương lại sự nghiệp cho bạn. Từ cách ứng xử ở môi trường mới và cách tiếp cận công việc, người nhân viên mới những bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và rất dễ mắc phải những sai lầm.

Vì thế, bạn luôn phải thận trọng, không nên làm những điều dưới đây để chiếm trọn cảm tình của sếp và đồng nghiệp.

 2.1 Bỏ qua văn hóa công ty

Công ty nào cũng sẽ có những nét văn hóa riêng, từ văn hóa làm việc, nghỉ ngơi cho tới cả văn hóa ăn chơi, vui đùa. Vì thế khi bạn vào bất cứ công ty nào thì cũng không nên bỏ qua việc tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp.

Theo một lời khuyên, chúng ta nên đến công ty sớm chừng 30 phút và ở lại sau giờ tan sở muộn hơn một chút để có thể hiểu rõ hơn về văn hóa công ty từ những lối ứng xử bình thường nhất như cách mà đồng nghiệp của bạn sắp xếp văn phòng, thói quen ăn sáng, uống cà phê, ...

 2.2. Tỏ thái độ kiêu căng, ngạo mạn

Thường thì khi có nhân viên mới, nhất là đứng vào những vị trí quan trọng, chủ chốt, nhiều công ty sẽ chủ động thể hiện thái độ hòa nhã với người mới và cho người mới biết rằng, vai trò và sự đóng góp của họ rất cần thiết cho công ty giai đoạn này. Nhưng đó chỉ là một lối ứng xử khéo léo mà thôi, sẽ thật sai lầm nếu bạn lầm tưởng điều đó là sự cung phụng và “chiều chuộng” để rồi tỏ ra thái độ kiêu căng.

                                                           

Nguồn: timviec365.vn

Sưu tầm: Đặng Ánh Ngọc – P.HCNS

zalo

Đặt hàng online

zalo