An toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm

Vi khuẩn có mặt ở mọi lúc mọi nơi. Vi khuẩn sẽ lây lan đến mọi nơi thông qua sử dụng nguồn nước, thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm sống, bề mặt của dụng cụ hay con người tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy cần tuân thủ nguyên tắc xử lí an toàn thực phẩm để hạn chế các mối nguy có thể làm thực phẩm bị ô nhiễm.
 
Thực hành tốt an toàn thực phẩm đối với nước chế biến
 
Thực hành tốt an toàn thưc phẩm đối với nước chế biến yêu cầu phải lựa chọn, xây dựng hệ thống xử lí nước phù hợp để có nguồn cung đáp ứng yêu cầu chất lượng nước theo Quy chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn tham chiếu theo một số thị trường.
 
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, cần phải lập sơ đồ hệ thống nước đến từng vòi sử dụng để có thể dễ dàng nhận diện trên sơ đồ cũng như trên thực tế. Đảm bảo nước đủ áp lực, cung cấp đầy đủ, phù hợp theo từng công đoạn sản xuất, chế biến. Có kế hoạch duy tu bảo dưỡng và làm vệ sinh định kì hệ thống xử lí, cung cấp nước. Ngoài ra, phải lấy mẫu phân tích nước định kì, luân phiên các vị trí và xử lí kịp thời khi kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước không đảm bảo.
 
Đối với bề mặt tiếp xúc trực tiếp
 
Thực hành tốt vệ sinh bề mặt tiếp xúc trực tiếp (thớt, dao, thau rổ, mặt bàn…) cần chú ý:
 
·         Vật liệu phải bền, không thấm nước, không bị ăn mòn, không gây độc, chịu được tác dụng của tác nhân tẩy rửa và khử trùng. Các bề mặt và mối nối nhẵn, dễ làm vệ sinh.
·         Các dụng cụ không được sử dụng chung để sản xuất sản phẩm có mức độ rủi ro khác nhau. Đồ dung, thiết bị phải được bảo quản ở nơi có điều kiện vệ sinh tương đương khu vực sản xuất chế biến và có chế độ bảo trì định kì.
·         Lựa chọn tác nhân làm sạch và khử trùng cũng như quy trình làm vệ sinh phù hợp với từng đối tượng.
 
Thực hành tốt vệ sinh cá nhân và kiểm soát sức khỏe công nhân
 
Hoạt động đảm bảo vệ sinh cá nhân gồm rửa và khử trùng tay, sử dụng bảo hộ lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng an toàn thực phẩm. Do đó, bên cạnh việc trang bị đủ và đúng phương tiện, cần đào tạo công nhân hiểu rõ tầm quan trọng cũng như cách thực hiện hiệu quả việc rửa và khử trùng tay mỗi khi bắt đầu thực hiện việc sản xuất.
 
Đối với công nhân, người trực tiếp tham gia sản xuất phải được định kì hàng năm khám sức khỏe và cấy phân tìm người lành mang trùng, không để móng tay dài, giữ tay sạch sẽ. Trang phục các nhân khi làm việc phải luôn giữ sạch sẽ, gọn gàng, có mũ chụp tóc khi sản xuất, chế biến thực phẩm.
 
Thưc hành tốt bảo quản và sử dụng hóa chất
 
Khi sử dụng hóa chất, phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với bảo quản hóa chất, lưu ý không bảo quản lẫn lộn giữa hóa chất độc và phụ gia thực phẩm, phải có khu vực bảo quản riêng.
 
Bên cạnh đó, cần xây dựng các thủ tục kiểm soát, bao gồm:
 
·         Thủ tuc thực hiện khi tiếp nhận hóa chất (kiểm tra nguồn gốc, đối chiếu với danh mục hóa chất được phép sử dụng của Bộ Y tế, kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của các thông tin trên nhãn, số lượng/khối lượng…)
·         Thủ tục sử dụng hóa chất (nhân sự, đào tạo, cách sử dụng…)
·         Thủ tục bảo quản hóa chất (nơi bảo quản, dụng cụ chứa đựng, ghi nhãn…)
 
Xử lí tốt chất thải trong quá trình sản xuất
 
Chất thải trong quá trình sản xuất bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng. Vì vậy cần thực hành tốt kiểm soát chất thải, quy hoạch từ trước khi thực hiện sản xuất về hê thống thu gom và xử lí bao gồm cả việc tổ chức loại bỏ ra khỏi khu vực sản xuất. Dụng cụ, con người, điều kiện thực hiện cần đảm bảo mọi hoạt động diễn ra không la nguyên nhân gây nhiễm bẩn cho thực phẩm.
 
Trên đây là một số thông tin để đảm bảo an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm. Mọi người cần tuân thủ các quy đinh an toàn để đảm bảo thực phẩm hợp vệ sinh, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
 
Nguồn: huanluyenantoanlaodong.edu.vn
Sưu tầm: Hồng Phúc – TT Quang Trung
zalo

Đặt hàng online

zalo