Bảo vệ môi trường: Từ những việc rất nhỏ

Có thể ai đó cảm thấy hơi lạc đề khi đầu xuân đi nói chuyện bảo vệ môi trường. Song thật ra, chuyện tưởng vĩ đại, to tát ấy trong suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt của các bạn trẻ, đang ngày càng cụ thể hóa.

“Với vấn đề bảo vệ môi trường, tôi tâm đắc với câu nói: đừng nói tôi sẽ, mà hãy làm luôn. Sao chúng ta không biến việc bảo vệ môi trường thành một thói quen, một lối sống? Tất cả mọi người đếu có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc đơn giản nhất như  không sử dụng túi nilon, dùng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, tắt tất cả thiết bị điện không cần thiết, tái chế tất cả các sản phẩm giấy…”.

Tôi nghĩ mỗi người đều có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc rất nhỏ, đơn giản. Trong cuộc sống hằng ngày, tôi luôn cố gắng gom chai nhựa để bán ve chai để thúc đẩy quá trình tái chế. Tôi cũng không chạy theo thời trang, cố gắng giữ quần áo càng bền lâu càng tốt. Tôi hạn chế sử dụng xe máy để giảm lượng khói thải, khi tắm cố gắng tắm nhanh để tiết kiệm nước, chỉ dùng lượng xà phòng vừa đủ.

Gia đình tôi cũng sử dụng đèn compact, không sử dụng máy điều hòa để tiết kiệm năng lượng. Tôi nghĩ nếu hệ thống điện năng lượng mặt trời có giá rẻ thì chắc chắn gia đình tôi sẽ dùng ngay và vận động nhiều người khác. Tuy nhiên, hiện nay giá hệ thống này còn cao”.

Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường luôn được coi là biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả nhất về lâu dài nhưng việc này tốn rất nhiều công sức, thời gian. Để làm được điều này, tôi nghĩ nên kết hợp giữa các biện pháp chế tài lẫn tuyên truyền. Một mặt, các cơ quan chức năng đặt ra những biện pháp xử lý thật nặng những người vi phạm điều luật bảo vệ môi trường (xả rác bừa bãi, chặt phá cây…).

Một mặt các tổ chức bảo vệ môi trường sẽ tổ chức những chương trình nâng cao tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Ví dụ như chiếu phim về môi trường, trại sinh thái, hội thảo…

Giới trẻ phải tiên phong hành động vì môi trường. Có những câu nói thế này: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Vì vậy, việc xây dựng được những “tính cách” bảo vệ môi trường, biến nó thành nếp sống, thói quen cho người trẻ sẽ cần thiết hơn nhiều những lời kêu gọi.

Thứ nhất, phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trườg từ gia đình. Thứ hai, nhà trường cần có cách giáo dục ý thức bảo vệ môn trường hiệu quả hơn. Cần có những bài học, chuyên đề thiết thực hơn. Song song với đó là những hoạt động thực tế cho các HSSV nâng cao hiểu biết, ý thức bảo vệ môi trường như dã ngoại, hoạt động đội nhóm… Thứ ba, những chương trình, sân chơi về môi trường dành cho bạn trẻ nên chú trọng hơn đến những hoạt động thực tế, mang tính hành động hơn thay vì dừng lại ở tuyên truyền đơn thuần.

Nếu chìa khóa cốt lõi cho môi trường bền vững là công nghệ thì ý thức là điều kiện đầu tiên phải có để sử dụng được chiếc chìa khóa đó. Giới trẻ chính là người có trách nhiệm đầu tiên nắm bắt chìa khóa đó.

Để kêu gọi bạn trẻ không vứt rác bừa bãi, tôi nghĩ có thể tổ chức các cuộc thi trang trí thùng rác và dùng những sọt rác ấy vào cuộc sống. Những thùng rác với nhiều cấu trúc, kiểu dáng khác nhau chắc chắn sẽ thu hút mọi người bỏ rác đúng nơi. Ngoài ra, cần có những buổi hội thảo tại trường học để nâng cao ý thức cho các em nhỏ, xây dựng cho các em thói quen không phóng uế, vứt rác bừa bãi.

Tôi quan niệm thái độ và hành vi của con người đối với môi trường sống là điều quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Một điều có thể nhận thấy là nhiều người Việt Nam vẫn chưa thực sự coi trọng môi trường xung quanh. Nhiều người sẵn sàng vứt rác ra đường, ở bãi biển, ở những địa danh lịch sử, du lịch. Tôi mong các bạn trẻ hãy biết yêu quý môi trường và làm cho nhiều người yêu quý nó như bạn. 

 

Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác tài nguyên không hợp lý, xả rác, khạc nhổ bừa bãi… đều là biểu hiện của hành vi phi đạo đức sinh thái. Sự suy thoái đạo đức sinh thái hiện nay có nguyên nhân trực tiếp của việc đặt lợi ích trước mắt của mình lên trên hết mà không nghĩ đến người khác, đến môi trường xung quanh.

Đạo đức sinh thái được hình thành từ trong các mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người với tự nhiên. Đạo đức sinh thái cũng là biểu hiện của đạo đức xã hội, vì trong xã hội, tự nhiên vốn là một mắc xích liên hệ giữa con người với con người. Trong các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, từ xưa đến nay, hầu như chúng ta chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, mà quên mất lợi ích của tự nhiên. Vì vậy, trong quá trình tác động, cải biến tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của mình, chúng ta đã vi phạm nhiều đến đạo đức sinh thái, và mức độ đó ngày càng trầm trọng hơn theo đà phát triển của xã hội.

Đạo đức sinh thái đòi hỏi ở chúng ta một sự tự giác rất cao. Hành vi đạo đức sinh thái cao nhất, hoàn hảo nhất, bao trùm nhất là sự tự giác của con người tuân thủ nghiên ngặt các điều luật đã được ghi rõ trong “Luật bảo vệ môi trường” của nước ta. Do vậy, việc chúng ta tự giác thu gom rác và bỏ đúng nơi qui định để hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường cũng là hành vi đạo đức. Việc làm này tuy nhỏ, nhưng tác dụng bảo vệ, làm sạch môi trường rất lớn.

Một phương pháp khác được xem là khô cứng nhưng có thể đạt được hiệu quả nhanh nhất đó là hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi làm tổn hại môi trường.

Tuy vậy, để áp dụng phương pháp này cần đến sự tham gia của cộng đồng vào việc thống nhất các chuẩn mực cũng như các điều bị ngăn cấm.

Những việc đơn giản như bỏ rác đúng nơi quy định là cử chỉ đẹp, hành động tốt, rất văn hóa, nó mang lại niềm vui cho mình và cho mọi người. Vì đơn giản đạo đức chính là văn hóa và “Hạnh phúc chính là kết quả của những hành vi đạo đức”

 

 

Nguồn: vacne.org.vn/bao-ve-moi-truong

Sưu tầm: Hồng Thắm – TT. QK7

zalo

Đặt hàng online

zalo