Các loại ô nhiễm do con người gây ra khiến Trái đất ngày càng kiệt quệ

Những bức hình như một lời cảnh tỉnh và phần nào giúp chúng ta nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt xã hội, con người đang phải đối mặt với một vấn nạn do chính mình tạo ra: Ô nhiễm môi trường. 
Cụm từ này quen thuộc với con người tới mức, nhiều khi chúng ta coi đó là hệ lụy hiển nhiên và quên mất sự nguy hiểm mang tính hủy diệt từ nó. 

 

 

Bạn có hay, toàn bộ hành tinh của chúng ta đều đang hứng chịu sự đe dọa từ ô nhiễm môi trường. Các dạng ô nhiễm chính bao gồm ô nhiễm đất, ô nhiễm đại dương, ô nhiễm nguồn nước ngọt và ô nhiễm không khí. Ngoài ra, các vấn đề về ô nhiễm âm thanh (tiếng ồn) hoặc ô nhiễm ánh sáng cũng đang dần được quan tâm.

Ô NHIỄM ĐẤT
 

 

 

Bạn có ngạc nhiên không nếu biết, ngay chính hành động tiêu dùng hàng ngày và xả rác đúng nơi quy định cũng hủy hoại tự nhiên? 

Nếu chưa tin, hãy trực tiếp tới thăm những bãi rác khổng lồ tại khu vực ngoại thành của nơi bạn đang sinh sống. Để giữ cho thành phố có cảnh quan xanh mát, sạch đẹp, ngoại thành và các cùng lân cận là địa điểm lí tưởng để “tập kết rác” trong khi chờ xử lý. 

 

 

Trước đây, hai cách xử lý rác sinh hoạt phổ biến nhất là đốt hoặc chôn. Tuy nhiên, do trong rác thải chứa tỉ lệ nhựa quá lớn nên khi đốt sẽ sinh ra chất gây ung thư, nguy hiểm tới tính mạng con người. Vì vậy, đào các hố chôn khổng lồ để chứa rác là sự lựa chọn phổ biển nhất hiện nay. 

Tuy nhiên, chôn rác được coi là nguyên nhân chính gây nên xói mòn đất và ô nhiễm mạch nước ngầm. “Thủ phạm” lớn nhất phải kể tới Mỹ, quốc gia chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng thải ra khoảng 30% tổng lượng rác thải toàn cầu.

Ô NHIỄM ĐẠI DƯƠNG

 

 

Ước tính mỗi năm, có khoảng 6 triệu tấn rác được thải trực tiếp xuống các đại dương. Phần lớn trong số đó là plastic (thành phần chính của túi nilon và các sản phẩm nhựa) - kẻ thù số một với sự sống của sinh vật biển. 

 

Các sản phẩm từ plastic thường mất khoảng 500 năm để có thể phân hủy, đồng nghĩa với việc chúng sẽ tồn tại lâu hơn gấp nhiều lần bất kì sinh vật nào trên Trái đất.

 

 

Một sự thật khủng khiếp về sức hủy hoại của con người tới đại dương đã được hé lộ: gần một nửa các loài chim biển, 22% thú biển, tất cả các giống rùa biển và một danh sách dài các loài cá sống chung với rác thải nhựa xung quanh - thậm chí là tồn tại trong cơ thể chúng.

 


Các sinh vật biển đã nuốt các túi nilon do con người thải ra vì nhầm tưởng rằng đó chính là loài sứa. 

 


 

Tốc độ thải rác của con người kinh khủng tới mức ngay chính giữa Thái Bình Dương đã hình thành một “lục địa rác” trôi nổi với diện tích gấp hai lần nước Mỹ.

 

 

Ngoài rác thải, dầu cũng là mối nguy hại đáng sợ tới sinh vật biển. Ngoài các tai nạn tràn dầu đáng tiếc, ngay cả khi không xảy ra sự cố nào, việc chuyên chở dầu bằng đường biển cũng trực tiếp gây ô nhiễm đại dương. 

Ước tính, cứ một triệu tấn dầu được chở thành công thì có khoảng một tấn dầu bị rò rỉ. Dầu bao phủ quanh cơ thể của các sinh vật biển, khiến chúng không thể thở được. Đối với nhiều loại chim có thói quen rỉa lông, chúng sẽ trực tiếp ăn dầu vào cơ thể gây tử vong.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

 

 

Ước tính cứ 8 người tử vong thì có một trường hợp có nguyên nhân liên quan tới ô nhiễm không khí. Người ta đã ước tính được rằng, việc hít thở khí trời tại Bắc Kinh trong một ngày làm gia tăng tỉ lệ ung thư phổi tương đương hút 21 điếu thuốc lá/ngày. 

Và con số này còn khủng khiếp hơn tại Mumbai (Ấn Độ) khi việc hít thở tương đương với hút 100 điếu thuốc/ngày.

 

 

Nhưng bạn có tin, bầu không khí ô nhiễm của Trung Quốc cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới Mỹ - quốc gia cách xa tới tận 11.600 km. Ước tính khoảng 1/3 ô nhiễm không khí tại San Francisco có nguyên nhân từ Trung Quốc. 


Ô NHIỄM NƯỚC



Trên thế giới, cứ mỗi 8 giây lại có một trẻ em chết vì nước ô nhiễm. Đây là một con số kinh hoàng, cao hơn bất kì tỉ lệ bệnh dịch nào. Tại các quốc gia nghèo như Ấn Độ, khoảng 80% rác thải đô thị được đổ trực tiếp xuống sông Hằng. 

Cũng tại con sông được coi là linh thiêng với đạo Hindus này, người ta còn trực tiếp chôn xác người thân đã qua đời. Vì vậy ở Ấn Độ mỗi ngày có khoảng 1000 trẻ em tử vong vì bệnh liên quan tới ô nhiễm nước. 


 

Một quốc gia đang phát triển khác là Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Có khoảng 700 triệu người Trung Quốc, tương ứng với 50% dân số quốc gia này, hiện đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm. 

 

 

Các quốc gia phát triển cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng từ ô nhiễm nước. Khoảng 1/3 lượng cá ở các dòng sông tại Anh đang hứng chịu quá trình chuyển đổi giới tính mà nguyên nhân chính là do ô nhiễm nước. 

Hãy chia sẻ, comment hành động bạn cho là thiết thực và lên tiếng để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

 

Nguồn: kenh14.vn/kham-pha/cac-loai
Sưu tầm: Bá Hải – tổ bảo trì

zalo

Đặt hàng online

zalo