Để Có Hạnh Phúc Thật Sự: Hãy Thực Hành Phương Thức Đôi Bên Cùng Có Lợi (Win-Win)

 

Hãy nghĩ về nhau, đừng chỉ nghĩ về bản thân.

Nếu nghĩ rằng cãi và là chuyện nhỏ, thì chẳng có gì quá to tát ngăn chúng ta giải quyết vấn đề.  Cách bạn giải quyết bất đồng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công không chỉ hiện tại mà cả sau này của những mối quan hệ đó. 

Mọi bất đồng đều có giải pháp. Và hãy chắc rằng giải pháp sẽ không để lại những tổn thương kéo dài hoặc oán giận trong mỗi người.

Chỉ có bốn kết quả khi xử lý những cuộc cãi vã:

1. Giải quyết theo hướng có lợi cho bạn nhưng không có lợi cho người khác. Chúng ta gọi đây là ta thắng – người kia thua. Sự nguy hiểm ở đây chính là người kia có thể sẽ cảm thấy bị đánh bại, bị sỉ nhục, hay oán giận. Cảm xúc này không mất đi. Nếu kéo dài này sẽ làm xấu đi mối quan hệ cả hai bên, và cuối cùng dẫn đến những buồn phiền cho bạn.

2. Giải quyết có lợi cho người khác chứ không phải cho bạn: ta thua – người kia thắng. Trong trường hợp này, bạn có thể cảm thấy rất buồn. Bạn có thể nghỉ chơi với người đó trong tương lai. 

3. Giải pháp thứ ba chính là một kết thúc tệ hại cho cả hai bên. Cả hai sẽ đều cảm thấy thất bại và đều có cảm giác tồi tệ. Chẳng có hạnh phúc nào ở đây và cho bất cứ ai. Tương lai của mối quan hệ này, đáng buồn thay, sẽ ở bờ vực thẳm.

4. Kết quả tốt nhất là khi bạn nỗ lực tìm ra một giải pháp phù hợp cho cả hai bên. Và không có kẻ thua cuộc nào ở đây cả. Cả hai bạn đều đạt được lợi ích của mình và cảm thấy vui vẻ về kết quả. Điều này đảm bảo rằng cả hai bạn sẽ tiếp tục nhận được hạnh phúc từ mối quan hệ mà không bị nhấn chìm bởi tổn thương hoặc oán trách. 

Luyện tập phương thức “đôi bên cùng có lợi” như thế nào?

Đôi bên cùng có lợi là một phương cách khá đơn giản và dễ hiểu, nhưng nó thường lại không dễ dàng để triển khai. Dễ hiểu thôi, nó đòi hỏi một tư duy khá khác biệt. Hơn nữa, bạn cần kiên nhẫn và tự kiểm soát bản thân. Chớ lo lắng, chỉ cần làm theo các bước dưới đây, bạn sẽ tìm ra giải pháp và hài lòng hơn vì hạnh phúc được tăng thêm từ mối quan hệ của mình.

Bước Một - Hãy Cảnh giác. Thay vì trốn tránh mâu thuẫn, hãy thừa nhận chúng. Vì nếu trốn tránh, bạn sẽ không bao giờ giải quyết nó trọn vẹn. Nó sẽ tước đi ở bạn những niềm vui trọn vẹn mà các mối quan hệ có thể mang lại. Cần lưu ý rằng những bất đồng này có thể tạo ra cơ hội tuyệt vời để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của bạn với người khác, chỉ khi  bạn sẵn sàng đối mặt với chúng bằng biện pháp đôi bên cùng có lợi một cách tôn trọng.

Bước Hai - Loại bỏ sự thất vọng. Chẳng ai muốn hợp tác với nhau khi có xích mích. Liệu bạn có sẵn lòng kiên nhẫn lắng nghe đối phương khi cảm thấy tức giận? Động lực nào thúc đẩy bạn hợp tác để tìm ra một giải pháp có lợi nhất khi bạn đang tổn thương? Rõ ràng rằng, để có được một giải pháp đôi bên cùng có lợi khả thi, bạn cần phải thoát khỏi sự đau đớn và tức giận ở trong mình.

Bước Ba - Có thái độ Win-Win. Cam kết tìm ra giải pháp có hiệu quả cho cả hai bên để cùng giải quyết những bất đồng. Bạn cần kiên quyết tìm ra giải pháp có lợi cho đôi bên. kể cả khi không muốn. Bạn cam kết sẽ chỉ đồng ý với một giải pháp mà trong đó cả hai bên đều đạt được lợi ích của mình và không ai thiệt thòi điều gì.

Bước Bốn – Chú tâm lắng nghe. Bạn có lẽ đã tự hiểu điều bạn muốn đạt được là gì. Bạn cũng cần phải biết điều người kia muốn là gì. Làm sao bạn có thể tìm thấy một phương thức đôi bên cùng có lợi khi lại không biết điều người khác mong muốn cũng như của chính bạn? Để có biết điều này, bạn cần chú tâm lắng nghe. Điều này đòi hỏi bạn phải lắng nghe mà không đưa ra phán xét hay kiểm chứng, chỉ đơn giản là để hiểu. Nghĩa là, bạn nên lắng nghe chính xác những gì người khác muốn mà không bị tác động bởi ích lợi của bản thân. Mỗi khi có được những thông tin từ việc lắng nghe mà không kèm nhận định riêng của mình, chính là mỗi lần bạn đang có trong tay một giải pháp hiệu quả để hóa giải những bất đồng bạn gặp phải.

Bước Năm - Tổng hợp động não. Với tư duy của hai bên cùng có lợi, cùng với sự hiểu biết đầy đủ về mục đích của cả hai, thì bây giờ bạn đã bắt đầu tìm ra giải pháp khả thi cho sự bất đồng của bạn. Những gì bạn làm trong Bước Năm này đơn giản chỉ là để cho những ý tưởng tự do triển khai, động não tính toán các giải pháp cho đến khi bạn tìm thấy một trong số đó đáp ứng được cả hai bên. Hãy kiên nhẫn, bởi vì điều này có thể mất khá nhiều thời gian và nỗ lực.

Sống với những điều này thật tự nhiên

Hãy tóm tắt những gì đã chúng ta đã nói cho đến giờ nhé. Trong tất cả các mối quan hệ, đều sẽ có những bất đồng. Những bất đồng này được giải quyết theo hướng nào ? Đó là bốn kết quả: ta thắng – người kia thua, ta thua – người kia thắng, cùng thua, và cả hai cùng có lợi – ta sẽ phải đi một chặng đường dài để xác định mức độ vui vẻ và hạnh phúc trong những mối quan hệ đó.

Phấn đấu tìm ra một biện pháp giải quyết để hai bên cùng có lợi cho bất kì sự bất đồng nào không thể giúp dẫn đến ngay hạnh phúc nhưng lại có thể dẫn lối cho hạnh phúc của những mối quan hệ hiện tại lẫn sau này.

Để sống với tinh thần như vậy, hãy áp dụng các phương pháp thực hành sau đây. Hai điều đầu tiên là thuộc về tinh thần, ba điều sau thuộc về hành vi.

1. Cam kết với tinh thần Win-Win. Thực hiện một cam kết chắc chắn là sẽ tiếp cận những sự khác biệt mà bạn có với người khác với tinh thần hai bên cùng có lợi. Điều này sẽ giúp bạn cố gắng để tìm ra một giải pháp mà thật ổn cho cả hai bên. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ khi làm như vậy và người kia cũng sẽ đánh giá cao bạn vì nỗ lực này.

2. Hãy suy nghĩ đột phá. Nhiều người bắt đầu giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ của họ như thứ cần tránh xa vậy. Họ xem những bất đồng mà họ có với người khác như là những điều khủng khiếp, và muốn tránh xa những điều này bằng mọi giá. Phải nói rằng tư duy ấu trĩ này không hề thích hợp để giải quyết vấn đề mang tính xây dựng.

Trong tư duy đột phá, bạn nên nhìn những vấn đề trong mối quan hệ của bạn như là cơ hội để cho cả hai làm việc cùng nhau nhằm đạt được sự thân mật và gần gũi ở tầm cao mới. Các câu hỏi mà một người có tư tưởng đột phá sẽ đặt ra là: Những khả năng nào để đôi bên cùng có lợi trong vấn đề này? Chúng ta có thể học được điều gì để có thể hạnh phúc hơn với nhau? Đâu là cơ hội để xây dựng mối quan hệ gần gũi trong sự bất đồng này?

Những người có thái độ đột phá sẽ không muốn gặp những bất đồng trong mối quan hệ của họ, nhưng họ không hề sợ hãi hoặc tránh né chúng. Trái lại, họ hoan nghênh và coi đây là cơ hội để đột phá mối quan hệ của hai bên . Bạn cũng có thể xử lí những cuộc cãi vã và bất đồng ý kiến không tránh khỏi của bạn theo cách này, hãy thử xem.

3. Lên lịch cho các buổi họp xử lí vấn đề. Điều này sẽ không hiệu quả lắm cho các mối quan hệ gần gũi với bạn, nhưng chắc chắn sẽ đáng giá cho những mối quan hệ quan trọng hơn của bạn. Hãy lên lịch cho các cuộc gặp mặt thường xuyên với những người quan trọng, con của bạn và cả các đồng nghiệp thân thiết của bạn với nội dung là để xác định và giải quyết xung đột, ví dụ như đã có những cặp vợ chồng gặp nhau một giờ mỗi tuần để tiếp xúc và giải quyết mâu thuẫn.

Các buổi gặp mặt này không chỉ là một cơ hội tuyệt vời để giải quyết những vấn đề quan trọng cho các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn, mà còn cũng giúp ngăn ngừa cãi vã hoặc bất đồng tích trữ theo thời gian qua đó gây ra tổn thương và oán giận. Trong các cuộc gặp này, hãy làm theo ba quy tắc cơ bản sau:

Một, không biến chúng thành một phiên điều trần. 
Hai, củng cố sự cam kết qua lại của bạn với nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. 
Ba, hãy sẵn lòng lắng nghe và hiểu hơn là kể và đưa ra quan điểm của bạn.

4. Liên tục lắng nghe. Như đã nhấn mạnh ở phần trên, lắng nghe là một kĩ năng quan trọng bậc nhất cho việc duy trì sự hạnh phúc của mối quan hệ. Và đó cũng là một phần thiết yếu của nguyên tắc đôi bên cùng có lợi nhằm giải quyết bất đồng. Ngoài giải quyết vấn đề ra, hãy nhớ rằng lắng nghe cũng phù hợp để truyền đạt sự quan tâm và tôn trọng. Vì vậy, hãy thực hành hàng ngày và xem kết quả thay đổi ra sao về sự hài lòng và hạnh phúc trong mối quan hệ của bạn.

5. Hãy dạy cho người khác. Chúng ta sẽ càng làm sâu sắc hơn sự hiểu biết của mình khi dạy một điều gì đó. Vì vậy, việc giảng dạy phương pháp này cho người khác giúp chúng ta có thêm khả năng sử dụng nó một cách nhuần nhuyễn, từ đó tăng khả năng cảm thấy hạnh phúc hơn với các mối quan hệ trong cuộc sống. Hơn thế nữa, hãy trao truyền kĩ năng nâng cao mối quan hệ này cho những người quan trọng khác của chúng ta như con cái, bạn bè và đồng nghiệp, nhằm tạo nên một niềm hạnh phúc cộng động quanh ta.

Tiến về phía trước

Cách giải quyết xung đột đôi bên cùng có lợi (Win-Win) là một kĩ năng liên quan đến nhận thức và hành vi có thể đưa lại hạnh phúc cho các mối quan hệ của bạn. Bạn không chỉ có thể giải quyết những bất đồng mà bạn có với người khác, mà bạn cũng sẽ sát lại gần hơn với những người này trong quá trình này.

Nhưng hãy luôn nhớ: Bất kể những ý tưởng và chiến lược này có hiệu quả đến đâu, điều cuối cùng chính là tùy thuộc vào bạn. Bạn cần quyết đoán để sử dụng chúng. 
Vì vậy, hãy mạnh mẽ lên, tôi tin ở bạn.

 

Nguồn: marketingforloser.com

Sưu tầm: Mai Trinh - BP. Kho

zalo

Đặt hàng online

zalo