Đề tài Muốn – Nghĩ – Làm!

 

Hôm nay tôi và các bạn sẽ cùng thảo luận với nhau về đề tài Muốn – Nghĩ – Làm!

Như chúng ta đã biết, Thượng Đế khi sinh ra con người đều giống nhau là có sinh thì phải có tử, đó là điều hiển nhiên… và được chia ra làm ba giai đoạn trong cuộc đời : tuổi thiếu niên, trung niên và già yếu. Hai giai đoạn đầu phát xuất từ việc sinh ra lớn lên, học hành, làm việc và cuối cùng là dưỡng lão rồi chết đi. Đó cũng chính là vòng đời của 1 con người mà ai ai rồi cũng sẽ phải trải qua. Nhưng tuỳ theo số phận của mỗi người : giàu, nghèo, sướng, khổ… vì thế các giai đoạn đó sẽ khác nhau ở mỗi con người. Tuy nhiên lại giống nhau ở nhu cầu cuộc sống đó là : ăn, ngủ và suy nghĩ.

Trong những mối tương quan với nhau mà Phật giáo gọi là : hỷ, nộ, ái, ố, ô, dục, lạc. Đó là 7 trạng thái mà từ người giàu lẫn người nghèo, từ người sang lẫn kẻ hèn ít nhiều đều có. Chỉ khác nhau là những trạng thái bộc lộ ra bên ngoài ít hay nhiều là do tính nết của từng người. Trong 7 trạng thái đó đều phát xuất từ ý nghĩ của con người, và sẽ chia ra làm 2 loại : đó là ý nghĩ tốt và ý nghĩ xấu.  Điều đó chính là ẩn hiện của dấu chỉ:  THIỆN và ÁC. Nếu trong ý nghĩ đó Thiện nhiều sẽ lấn Ác, ngược lại nếu Ác nhiều thì sẽ lấn Thiện. Dù ác hay thiện thì sẽ lại giống nhau là hành động theo ý nghĩ của mình đã có trong đầu. Giai đoạn từ ý nghĩ đến hành động người ta gọi là ước muốn, ước mong, hay mong ước. Chính vì thế chữ  “ Muốn” là chìa khoá đem đến thành công hay thất bại. Trong một phiên thảo luận tại VEPF, tỷ phú Jack Ma đã nói : “Bạn muốn là được, nếu không có cả triệu lí do để không làm”

Vâng, đúng vậy! Nếu 1 người muốn thực hiện ước muốn của mình để đi đến thành quả thì ước muốn đó phải liên tục, phải quyết tâm…phải có nghị lực để vượt qua những khó khăn, trở ngại. Ước muốn càng lớn thì thành công sẽ càng rực rỡ, và giai đoạn đi đến thành công cũng sẽ ngắn hơn.Khi ý nghĩ và ước muốn đó nếu tốt lành thì sẽ được người đời khen tụng, còn nếu ước muốn và suy nghĩ hành động tà ác thì sẽ bị người đời chê bai, nguyền rủa.

Trong giai đoạn đại dịch Covid đang hoành hành trên toàn thế giới, và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Nhưng chính đại dịch này chúng ta mới thấy rõ ra cái thiện, cái ác. Tuy thế cái thiện luôn ở số nhiều hơn và càng thấy nét đẹp của mỗi hoàn cảnh thiện nguyện đó. Bao nhiêu người đã quên thân mình, kể cả mạng sống để giúp đời, cứu người. Những gương hi sinh và nhân hậu đó đã được bật sáng trong đại dịch : mọi người đã chia sẻ với nhau từng bó rau, kí gạo, miếng thịt, con cá. Thậm chí có người đã chia sẻ với nhau cả những đồng tiền ít ỏi của mình có được để đồng loại cùng nhau sống và gắng vượt qua đại dịch, đúng với tinh thần của người Việt Nam bao đời nay : “ lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát”. Thật sự đáng tự hào và khâm phục với những tấm lòng đó, và họ đều xuất phát từ tâm thiện, họ sống có ích cho xã hội, đem hết tâm trí , nghị lực nhưng đều không cần đến 1 sự khen chê hay ca tụng của người đời, cứ âm thầm và lặng lẽ sống cho nhau và vì nhau…

Cổ nhân từ xưa đã có câu : “ăn cây nào, rào cây ấy”,  đó là đức tính tốt đẹp của người Á Đông,  chính là sự thành thật và trung tín.

Từ người nông dân đến người buôn bán, từ một người công nhân trong  xí nghiệp đến một quan chức cấp cao trong nhà nước, nếu có một đức tính : nỗ lực và cậy trông, cần, kiệm, liên chính thì chắc chắn người đó luôn được bề trên dành cho những hồng ân bất ngờ, may mắn khó đoán.

Và nhu cầu gạo, nước luôn là vấn đề tiên phong, và luôn có chiều hướng tích thiện. Tại sao lại nói như vậy? Chính là vì nhu cầu trước tiên của con người chính là : ăn và uống, tức là gạo và nước. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học thì con người có thể nhin đói 5,6 ngày cũng chưa chết nhưng nếu nhịn khát thì con người chỉ có thể tồn tại được ½ thời gian trên mà thôi. Vì thế, nếu con người thiếu nước thì hậu quả sẽ ra sao? Thật khôn lường…

Ca dao Việt Nam dành cho người nông dân hay nhất có câu :

“Lạy trời mưa xuống,

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Lấy rơm đun bếp….”

Vâng! Thật đúng! Nước là một nhu cầu thiết yếu thứ nhất của con người, rồi mới tới cơm gạo…

Vì thế khi chúng ta được là một nhân viên làm cho một công ty liên quan đến nước uống, chúng ta phải cảm thấy tự hào, cảm thấy hãnh diện, vì đã được đóng góp ít nhiều, phục vụ ít nhiều về nhu cầu cấp thiết hàng đầu của mọi người, mọi nhà.  Đó chính là niềm vui khó tả mà chính mỗi người chúng ta, từ tất cả các vị trí đều góp phần công sức dù ít hay nhiều để tạo ra một thương hiệu. Vì thế chúng ta phải “làm” như thế nào là do chính chúng ta tự trả lời với chính mình.

 

Người viết : Đặng Chu Xuân Hương – P.PTKD

zalo

Đặt hàng online

zalo