Đừng tưởng uống nước là tốt, cứ uống theo kiểu này còn phá hủy tim - thận nhanh hơn cả nhiễm độc

Đây là những thói quen uống nước khiến thận 'ch.ết mòn', rất nhiều người mắc phải mà không hay biết.

Uống ngụm nước lớn trong một hơi: phá hủy tim

Rất nhiều người thích uống ngụm nước lớn, nhất là trong những ngày nắng nóng, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim.

Ảnh minh họa

Hơn nữa, sau khi máu được pha loãng với một lượng nước lớn, nồng độ chất điện giải biến đổi thấp, tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán, khiến các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước, hạ natri máu.

Nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực.

 

Đợi khát mới uống nước: phá hủy thận

Khi cơ thể mất 1 - 2% lượng nước sẽ có cảm giác khát, lúc này nồng độ tạp chất trong nước tiểu tăng lên đe dọa sức khỏe của thận, dễ gây ra sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu và các bệnh khác.

 

Dùng nước ngọt thay thế nước lọc

Nhiều người có thói quen uống nước ngọt bất luận là nước uống có ga hay nước hoa quả để thay cho nước lọc mỗi khi khát nước. Vì họ thấy uống nước lọc nhạt nhẽo, không có mùi vị gì.

Nhưng họ không biết các thành phần trong nước ngọt sẽ khiến ion canxi trong xương di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng. Chính vì vậy những người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận không nên uống nếu như không muốn bệnh trầm trọng hơn.

 

Uống quá nhiều nước

Nhiều người quan niệm uống nhiều nước sẽ rất có lợi cho sức khỏe và tốt cho da. Nhưng đây là một cách nghĩ sai lầm.

Uống quá nhiều nước sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận, khiến các ion natri trong cơ thể dễ dàng được giải phóng, nước trong cơ thể dễ xâm nhập vào trong tế bào hơn gây ra tình trạng "ngộ độc nước". Trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy nên uống nước thế nào và uống bao nhiêu là tốt nhất?

 

1. Uống lượng vừa đủ

Uống nước cũng giống như ăn cơm vậy, không nên quá nhiều hoặc quá ít, uống lượng vừa đủ là tốt nhất. Vậy tính lượng vừa đủ như thế nào?

Theo nghiên cứu khoa học nhu cầu nước mỗi ngày ở người trưởng thành là 2.500ml. Lượng nước thu được từ trong thực phẩm khoảng 1.000ml cho nên lượng nước uống mỗi ngày của chúng ta nên duy trì ở mức 1.500ml.

 

2. Uống nước lọc

Không nên dùng nước ngọt để thay thế cho nước lọc. Nước lọc tuy không có mùi vị gì nhưng nó lại là đồ uống tốt nhất cho sức khỏe.

 

Nguồn: baomoi.com

zalo

Đặt hàng online

zalo