Giải pháp nào cho túi nylon để cứu môi trường?(P1)
(moitruong.com.vn) Ngày nay, theo nhu cầu và sự tiến bộ của cuộc sống hiện đại, với nhiều sự tiện dụng, túi nylon được người tiêu dụng ưa chuộng và sử dụng trong mọi hoạt động sinh hoạt. Và hậu quả là rác thải nylon phát sinh không ngừng và có mặt ở khắp nơi, đi đâu chúng ta cũng thấy túi nylon, nylon chứa thức ăn thừa, nylon chứa chất thải gia súc… Mặc dù biết rác thải nylon có nhiều tác hại đối với môi trường nhưng đến nay người dân vẫn chưa có sự thay đổi trong việc sử dụng và thải bỏ túi nylon để góp phần bảo vệ môi trường.
1. Sơ lược về túi nylon
Túi nylon hay bao bì nylon, bịch nylon (phương ngữ Nam Bộ) là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Túi nylon là loại bao bì đóng gói rất phổ biến hiện nay. Nhưng 60 năm trước, chưa từng ai nghĩ rằng" việc sản xuất túi nylon sẽ dần phổ biến hơn túi giấy". Nguyên nhân là do các công nghệ tạo hạt nhựa chưa xuất hiện cho tới những năm 1940. Và phải đợi tới năm 1950, các nhà máy sản xuất túi bao bì nhựa mới bắt đầu phát triển. Từ vật liệu PolyEthylene (PE) quy trình sản xuất túi nylon gồm ba bước: thổi màng PE, in ấn và hoàn thiện. Vật liệu nhựa PE khi đến các công ty, nhà máy sản xuất túi ylon thường có dạng hạt (gọi là hạt nhựa). Trước khi sản xuất, hạt nhựa PE có thể được gia công thêm bằng một số phụ gia để tăng thêm một số tính năng cho túi nylon. Từ đó giá túi nylon cũng có khác biệt. Một vài phụ gia thường gặp:
- EPI, D2W (1-2%) để làm túi tự phân huỷ.
- Chất chống bám dính (anti-blocking): để ngăn các lớp màng nhựa dính lại với nhau, đặc biệt nó giúp túi LDPE mỏng có thể mở ra dễ dàng hơn (trơn, trượt 2 lớp lên nhau được).
- UVI (Ultraviolet): chất chống tia cực tím, loại tia bức xạ có thể làm giảm độ bền cơ lí và làm phai màu túi nylon.
2. Thực trạng sử dụng và thải bỏ túi nylon hiện nay
Việc sử dụng túi nylon ở nước ta cũng như các nước trên thế giới tăng lên không ngừng. Vì tính tiện dụng nên người dân ngày càng lệ thuộc vào túi nylon hạn chế việc sử dụng các vật dụng chứa đựng thay thế túi nylon. Đã quá xa rồi cái thời mà từ đồng quà tấm bánh đều được bao gói bằng lá sen, lá chuối, tờ báo hay sợi rơm, rồi cho tất cả vào một chiếc làn nhựa, làn mây. Ngày nay ở Việt Nam, túi nylon đã thay thế tất cả.
Rác nylon, hình ảnh quen thuộc ở khắp mọi nơi hiện nay.
Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nylon được sử dụng ở Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát, ước tính về số lượng này. Tuy có sự khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản lý ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nylon: từ sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý.
Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, trung bình một người Việt Nam trong 1 năm sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ 2005 đến nay, con số này là 35 kg/người/năm. Theo như dự đoán thì ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận thì lượng sử dụng nylon vào năm 2010 là gần 70 tấn/năm. Như vậy theo như trào lưu chung của thế giới các túi nylon chủ yếu sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường ngày một gia tăng.
Và thực trạng hiện nay là rác thải túi nylon có mặt ở khắp mọi nơi, từ hộ gia đình đến trường học, bệnh viện. Rác túi nylon đi vào cống rãnh, rơi vãi khắp công viên, 2 bên lề đường hay nằm im ắng nơi gốc cây….làm mất đi vẽ đẹp mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng.
3. Tác hại khôn lường của túi nylon tới môi trường
Theo các nhà khoa học, túi nylon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải khoảng 20 - 30 năm mới bị phân huỷ hoàn toàn (có tài liệu nói lên tới 50 năm). Sự tồn tại của túi nylon trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nylon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người.
Túi nylon đang phủ khắp bề mặt trái đất.
Thực tế nhiều loại túi nylon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nylon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.
Túi nylon làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, túi nylon còn gây mất mỹ quan và cảnh quan. Ô nhiễm môi trường do chất thải túi nylon hiện được các nhà môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.Ngoài ra túi nylon còn hủy hoại sinh vật, bao bì nylon bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
Nếu không có biện pháp kiểm soát việc sử dụng và thải bỏ túi nylon thì không bao lâu nữa rác thải từ túi nylon sẽ là mối đe dọa về không gian sống với con người, vì đất đai là một hằng số nhưng lượng túi nylon thải bỏ ngày càng tăng và thời gian phân hủy lại rất dài.
Nguyễn T. Mỹ Xuân (moitruong.com.vn)
Nguồn: moitruong.com.vn
Sưu tầm: Nguyễn Thị Tuyết Lang – P. KTSX
Bài viết liên quan
- Bí quyết giữ đủ nước khi du lịch cho chuyến đi trọn vẹn
- Phụ nữ ngoài 30 nên uống gì đẹp da đẹp dáng giữ mãi tuổi xuân
- 2/9 nên đi đâu chơi ở TPHCM - Top 10 địa điểm cực hot hiện nay
- 2/9 nên du lịch ở đâu dắt nhau đi chữa lành healing tâm hồn
- Lý giải rối loạn điện giải là gì và các cách phòng tránh hiệu quả
- Nước ion kiềm nấu ăn được không khám phá các lợi ích bất ngờ
- Nước điện giải trị bệnh viêm da cơ địa tận dụng sức mạnh tự nhiên
- Các cách kiềm hóa cơ thể bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa bệnh tật
- 5 dấu hiệu cơ thể thừa axit và biện pháp cân bằng hiệu quả
- Bí quyết uống nước đúng cách sau khi ăn để bảo vệ sức khỏe
- Các loại nước nên và không nên vào buổi tối cho giấc ngủ ngon
- Bí quyết pha trà bằng nước ion kiềm đặc biệt thơm ngon