Mô tả công việc của công nhân sản xuất và các tiêu chí đánh giá

 

Mô tả công việc của công nhân sản xuất

Mô tả công việc của công nhân sản xuất

Công nhân sản xuất (production worker) được biết đến là người chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị trong nhà máy hoặc nhà kho, chuẩn bị nguyên vật liệu để phân phối. Theo đó, công việc mà một công nhân sản xuất cần chính là lắp ráp và kiểm tra các bộ phận của sản phẩm, bảo đảm máy móc chạy bình thường và hỗ trợ vận chuyển hàng hóa,…

Nhiệm vụ công việc công việc cụ thể của công nhân sản xuất:

  • Thực hiện công đoạn theo sự phân công của Tổ trưởng.
  • Thực hiện theo sự hướng dẫn về kỹ thuật của kỹ thuật chuyền.
  • Vệ sinh máy vào mỗi buổi sáng trước khi vào làm việc.
  • Mở máy/Khởi động máy 2 đến 3 lần, nếu phát hiện máy bị hư thì báo ngay cho Tổ bảo trì sửa chữa, tuyệt đối không được tự sửa chữa.
  • Thường xuyên kiểm tra dầu trong máy/ngày.
  • Kiểm tra dụng cụ bảo hộ lao động như dây curoa, bảo hiểm kim.
  • Khi nhận máy, người ngồi máy phải kiểm tra xem máy có bảo hiểm dây curoa và bảo hiểm kim không. Trường hợp phát hiện thấy máy không có bảo hiểm dây curoa và bảo hiểm kim thì phải báo ngay cho Tổ bảo trì lắp đặt.
  • Trong khi sử dụng máy, tuyệt đối chấp hành theo sự hướng dẫn của Tổ bảo trì, Tổ trưởng và Nhân viên Kỹ thuật.
  • Khi làm việc, phải đúng vị trí, công đoạn do tổ trưởng sắp xếp, chú ý việc hướng dẫn kỹ thuật của kỹ thuật.
  • Thường xuyên theo dõi số lượng hàng, báo cáo cho Tổ trưởng.
  • Khi phát hiện ra các dạng lỗi phải báo ngay cho Tổ trưởng, Kỹ thuật giải quyết.
  • Tắt máy, tắt điện, vệ sinh máy khi nghỉ giữa ca và ra về.

Công việc của công nhân sản xuất tại một Công ty sản xuất bánh kẹo

Để trở thành công nhân sản xuất, bạn phải đạt được các tiêu chuẩn sau:

  • Kiến thức: Lao động phổ thông, học vấn trên lớp 5
  • Kỹ năng: Có khả năng làm ra các loại sản phẩm của Công ty. Có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm trong xí nghiệp hay nhà máy sản xuất.
  • Phẩm chất đạo đức: Vui vẻ, hòa đồng với mọi thành viên trong công ty, có tính kỷ luật cao và tác phong công nghiệp tốt.

Lưu ý: Nếu bạn là người có chí tiến thủ, từ công nhân sản xuất bạn vẫn có thể trau dồi kiến thức, cố gắng học hỏi kinh nghiệm và trang bị thêm các chứng chỉ văn bằng. Đáp ứng đủ các yêu cầu, bạn cũng có thể trở thành quản lý sản xuất với mức thu nhập cao hơn.

Các tiêu chí đánh giá công nhân sản xuất

Xác định hiệu suất làm việc hay đánh giá thành tích nhân viên, còn được gọi là KPI – đây là một tên gọi quá quen thuộc tại hầu hết các công ty, doanh nghiệp. Trong mỗi lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức khác nhau đều có các chỉ số tương ứng phù hợp để đánh giá hiệu quả công việc cho nhân viên theo KPI một cách đúng đắn. Dưới đây là các chỉ số đánh giá KPI  cho công nhân sản xuất:

Bộ đếm

Số liệu trên sàn nhà máy sẽ liên quan đến số lượng các sản phẩm được sản xuất. Và số đếm thường dùng để chỉ số lượng sản phẩm được sản xuất của một nhân viên, hoặc tổng sản lượng toàn bộ ca hoặc tuần. Những nhân viên kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp, sẽ so sánh lao động cá nhân cùng sản lượng giữa các ca để từ đó kêu gọi tinh thần cạnh tranh giữa các nhân viên, bộ phận, dây chuyền…

                                                                  

Công ty sản xuất nên xác định hiệu suất làm việc mỗi công nhân

Mục tiêu

Các giá trị mục tiêu cho sản lượng hay nhịp độ sản xuất, chất lượng cụ thể cho điểm số KPI giúp thúc đẩy các nhân viên nhanh chóng đạt được mục tiêu cá nhân của họ trong việc thực hiện hoạt động sản xuất.

Hiệu quả tổng thể

Chỉ số thiết lập KPI cho công nhân sản xuất là một số đo tính bằng cách nhân tính với hiệu suất và chất lượng và từ đó xác định việc sử dụng tài nguyên. Những người quản lý trong công ty sản xuất muốn các giá trị hiệu quả tổng thể tăng, vì điều này cho thấy rằng việc sử dụng nhân công cũng như máy móc đạt hiệu quả cao.

Nhịp độ sản xuất

Quy trình sản xuất hàng hóa trong một công ty sản xuất luôn có nhịp độ biến đổi. Khi đó nhịp độ chậm sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, nhịp độ nhanh hơn lại gây sức ép cho các cấp quản lý về đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đó là lý do tại sao mọi công ty sản xuất cần phải giữ nhịp độ sản xuất ổn định và cân bằng.

Công ty sản xuất cần phải giữ nhịp độ sản xuất ổn định và cân bằng

Tỷ lệ hàng lỗi

Khi tạo ra phế phẩm, chắc chắn sẽ phải có lúc bị lỗi. Việc giảm thiểu phế liệu là yếu tố giúp các tổ chức, công ty đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Như vậy, điều quan trọng là theo dõi khắt khe lượng được sản xuất, tỷ lệ hàng lỗi trong giới hạn có thể chấp nhận được hay không.

Thời gian chết

Thời thời gian chết được hiểu đơn giản thời gian máy móc ngừng hoạt động, thông thường sẽ xảy ra khi sửa chữa hay thay máy móc mới, được coi là một trong chỉ số KPI quan trọng nhất cần theo dõi. Lúc máy không hoạt động thì không mang đến lợi nhuận, vì vậy giảm thiểu thời gian chết cũng là một cách dễ dàng để tăng lợi nhuận cho công ty sản xuất.

Hiểu rõ nhiệm vụ của công nhân sản xuất thông qua bảng mô tả công việc của công nhân sản xuất được thông báo cụ thể khi bắt đầu công việc, sẽ giúp bạn đạt được kết quả công việc tốt nhất. Từ đó nâng cao năng suất làm việc, tăng mức thu nhập cá nhân mỗi công nhân và có cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp một cách hiệu quả.

Mong rằng qua thông tin mô tả công việc của công nhân sản xuất trên đây, bạn có thể hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình là gì, từ đó biết cách thực hiện sao cho phù hợp và tốt nhất.

                                                                                           Nguồn: chotot.com

Sưu tầm: Minh Hải - P. KTSX

zalo

Đặt hàng online

zalo