Phát triển giao thông vận tải trong điều kiện biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã tàn phá, làm hư hỏng rất nhiều công trình xây dựng, cảng biển, đường bộ, đường sắt… ảnh hưởng tới giao thương hàng hóa, đi lại của người dân. Những tác động và thiệt hại gây ra do biến đổi khí hậu tới giao thông vận tải không thể tính hết, vì vậy, ứng phó thế nào đang là vấn đề đặt ra cấp thiết.
Hằng năm, các hiện tượng cực đoan của thời tiết ở nước ta gây ách tắc, ảnh hưởng đến hiệu quả vận tải ở tất cả các loại hình giao thông đường bộ, sắt, thủy, hàng không ảnh hưởng đến QP-AN, phát triển KT-XH. Người dân địa phương không còn lạ gì cảnh mỗi cơn bão, lũ lụt tràn vào thì rất nhiều hệ thống giao thông đường bộ, thủy, sắt bị ảnh hưởng nặng nề, giao thông bị gián đoạn do sụt trượt ta luy, đường bị cắt đứt nhiều đoạn; nhiều tuyến đường địa phương sau bão lũ hàng tuần vẫn bị ngập lụt, gây ách tắc, giao thông gặp nhiều khó khăn.
Để ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, NBD và các thiên tai gia tăng, Ngành giao thông vận tải cần quy hoạch, thiết kế lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên đất liền, trên biển và ven biển, các bến cảng, kho bãi, luồng lạch, giao thông thuỷ nội địa, nhất là ở các vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật phù hợp với biến đổi khí hậu.
Khi phát triển giao thông vận tải, chú trọng nâng cấp và cải tạo các công trình ở các vùng thường bị đe doạ bởi lũ, lụt, NBD. Đồng thời, tỉnh khuyến khích phát triển các loại phương tiện sử dụng ít hoặc không sử dụng nhiên liệu hoá thạch, đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng nhiên liệu tái tạo trong các phương tiện vận tải. Điều chỉnh ở các hoạt động xây dựng các kế hoạch phát triển năng lượng có tính đến các yếu tố của biến đổi khí hậu. Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông vận tải ở các vùng thường bị đe dọa bởi thiên tai thời tiết, bảo đảm quản lý nhu cầu năng lượng trên cơ sở hiệu suất năng lượng cao, sử dụng tiết kiệm và hợp lý năng lượng; xây dựng chiến lược ứng phó và thích ứng với diễn biến bất thường của thời tiết...
Từng bước kiên cố hoá taluy, hoặc trồng cây xanh, thảm thực vật để bảo vệ nền đường, mố cầu. Khi quy hoạch hoặc xây dựng đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn cần chú ý đến tác động của biến đổi khí hậu, chú trọng biện pháp gia cố đê biển, tiêu thoát nước khi úng ngập, nhất là vào mùa bão, lũ. Kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng đã lâu, mặt khác do biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình mưa, bão, lũ diễn biến phức tạp nhiều công trình không đáp ứng được với điều kiện địa chất, thủy văn hiện tại.
Ngành giao thông vận tải đề nghị Chính phủ cho triển khai các dự án gia cố khẩn cấp kiên cố hóa KCHT đường sắt để ứng phó với biến đổi khí hậu theo tiêu chuẩn ổn định lâu dài. Đề nghị Ban Chỉ đạo PCLBTW, các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu qui trình vận hành các hồ chứa nước hợp lý để điều tiết lũ không làm ảnh hưởng đến trạng thái KCHT đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt. Chỉ đạo các chủ hồ chứa nước phối hợp với các đơn vị đường sắt trong khu vực, trong việc cung cấp thông tin về kế hoạch xả lũ để có phương án phòng tránh, ứng phó kịp thời.
THÂN NGỌC ANH
Bộ Giao thông Vận tải
Nguồn: tapchitainguyenvamoitruong.vn/383
Sưu tầm: Ngọc Thiện - IT
Bài viết liên quan
- Bí quyết giữ đủ nước khi du lịch cho chuyến đi trọn vẹn
- Phụ nữ ngoài 30 nên uống gì đẹp da đẹp dáng giữ mãi tuổi xuân
- 2/9 nên đi đâu chơi ở TPHCM - Top 10 địa điểm cực hot hiện nay
- 2/9 nên du lịch ở đâu dắt nhau đi chữa lành healing tâm hồn
- Lý giải rối loạn điện giải là gì và các cách phòng tránh hiệu quả
- Nước ion kiềm nấu ăn được không khám phá các lợi ích bất ngờ
- Nước điện giải trị bệnh viêm da cơ địa tận dụng sức mạnh tự nhiên
- Các cách kiềm hóa cơ thể bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa bệnh tật
- 5 dấu hiệu cơ thể thừa axit và biện pháp cân bằng hiệu quả
- Bí quyết uống nước đúng cách sau khi ăn để bảo vệ sức khỏe
- Các loại nước nên và không nên vào buổi tối cho giấc ngủ ngon
- Bí quyết pha trà bằng nước ion kiềm đặc biệt thơm ngon