SAPUWA đồng hành cùng hội thảo quốc tế “Cùng Hành Động Vì Mục Tiêu Loại Trừ Viêm Gan Siêu Vi B-C Tại Việt Nam Lần Thứ 2 2017”

SAPUWA rất hân hạnh là nhà tài trợ đồng hành cùng hội thảo Quốc tế “Cùng Hành Động Vì Mục Tiêu Loại Trừ Viêm Gan Siêu Vi B-C Tại Việt Nam” lần thứ 2 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị 272 (272 Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM) từ ngày 29-30/07/2017.

Hội thảo năm nay với chủ đề “Hướng Tới Nhóm Đối Tượng Cần Được Ưu Tiên”. Đây là những người đang mang siêu vi viêm gan B-C như: thai phụ, trẻ em, người nhiễm HIV, người tiêm chích, MSM, nhân viên y tế cũng như người mắc bệnh gan giai đoạn muộn kể cả ung thư gan.

Trong công cuộc loại trừ viêm gan siêu vi B-C, chúng ta không thể không chú ý đến những nhóm dân số dễ bị ảnh hưởng nặng nề của viêm gan. Đây chính là nhóm đối tượng cần được ưu tiên, nhất là khi các chứng cứ hiện hành về chính sách, phác đồ, thuốc điều trị cũng như mô hình chăm sóc y tế liên tục dành cho người bệnh viêm gan siêu vi B-C trong nhóm này vẫn còn khá ít. Với hội thảo khoa học lần này, ban tổ chức mong muốn nhấn mạnh việc ưu tiên quan tâm đến nhóm đối tượng đặc biệt này như là một thành tố quan trọng trong kế hoạch dài hạn và toàn diện nhằm loại trừ viêm gan siêu vi B-C.

Song song với đó, hội thảo còn tạo kết nối đa ngành, đa quốc quốc giữa các chuyên gia trong và ngoài nước, thiết lập được mô hình tiếp cận đa chiều giữa các tổ chức hoạt động phòng chống viêm gan.

Hội thảo diễn ra trong 02 ngày 29-30/07, với các chủ đề được báo cáo:

  • Cập nhật hoạt động hướng tới mục tiêu loại trừ viêm gan siêu vi B-C trên toàn thế giới và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
  • Tần suất viêm gan siêu vi B/C tại Việt Nam – Kết quả từ mô hình ước lượng mới
  • Tóm tắt kế hoạch hành động quốc gia về viêm gan siêu vi năm 2017 của Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ
  • Cập nhật phòng chống lây truyền viêm gan siêu vi B từ mẹ sang con – từ y tế công cộng đến y khoa lâm sàng
  • HBV-HCV trong thai kỳ: Những gì đã và chưa biết
  • HBV-HCV ở trẻ em: Những điều nên và không nên làm
  • HBV-HCV ở nhóm đối tượng nguy cơ cao tại TPHCM: nhu cầu chưa được đáp ứng về chăm sóc y tế và chính sách y tế công cộng.
  • Thách thức và cơ hội trong việc hỗ trợ nhóm đối tượng cần được ưu tiên của HBV-HCV tại TPHCM – bài học từ các chương trình HIV/AIDS
  • Thuốc điều trị và chiến lược quản lý HBV-HCV năm 2017
  • Vai trò của truyền thông, cộng đồng và chương trình HELP tại Việt Nam trong phòng ngừa và loại trừ HBV-HCV
  • Hướng nghiên cứu điều trị HBV mới: trông đợi điều gì - lúc nào?
  • Những điều đã và chưa biết về những cách biệt trong nguy cơ ung thư gan trên phương diện y tế công cộng
  • Báo cáo poster

 

Các diễn giả tiêu biểu:

  1. GS, BS. William M.Lee - V-VHA; UT Southwestern Medical Center
  2. GS, BS. Robert G.Gish - V-VHA ; Robert Gish LLC ; Stanford Health Care
  3. TS. Moon Chen - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Điều trị toàn diện về Ung thư, đại học UC DAVIS
  4. GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch hội ung thư Việt Nam
  5. BS. Phan Thanh Hải - Giám đốc trung tâm Y khoa Medic
  6. PGS.TS.BS. Bùi Hữu Hoàng - Phó chủ tịch hội gan mật TPHCM. ĐH Y Dược TPHCM

Và hơn 500 đại biểu từ các ngành nghề, chuyên môn khác nhau như y học lâm sàng, y tế cộng đồng, các ngành liên quan đến y tế, người nhiễm viêm gan siêu vi B-C hoặc ung thư gan cũng như các nhà hoạch định chính sách và người quan tâm đến lĩnh vực viêm gan siêu vi.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Đại diện SAPUWA, chị Mỹ Linh – GĐ.PTKD nhận phần quà đặc biệt từ BTC dành cho các diễn giả, đối tác và nhà tài trợ

Hội thảo với sự tham gia của nhiều diễn giả, báo cáo viên trong nước…

…cũng như các chuyên gia nước ngoài

SAPUWA đồng hành cùng  “Liên minh Phòng chống viêm gan siêu vi Việt Nam” (Vietnam Viral Hepatitis Alliance – VVHA) trong việc tuyên truyền đến cộng đồng

 

Kiều My - Marketing

 

zalo

Đặt hàng online

zalo