Sự ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng đối với môi trường biển trong tương lai
Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước biển chính là các hoạt động phát triển kinh tế của con người, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển.
Vùng bờ và biển Việt Nam là nơi tập trung gần nửa số tỉnh, thành trong cả nước (28/63 tỉnh) với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, và khoảng ba nghìn đảo lớn nhỏ có nhiều loại khoáng sản khác nhau. Cùng với sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên biển thì kéo theo đó là sự phát triển của mật độ dân số, đô thị hóa nhanh dẫn đến sự suy thoái về tài nguyên biển, nguồn rác thải từ lục địa đang gây ô nhiễm môi trường biển nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn.
Sức ép phát triển kinh tế vùng bờ
Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm, suy thoát chất lượng nước biển chính là các hoạt động phát triển kinh tế của con người, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển.
Sức ép vùng kinh tế biển khiến môi trường biển bị ô nhiễm
Vùng ven biển cũng là nơi chịu sức ép về chất thải của gần 60% tổng dân số, khoảng 50% đô thị lớn của cả nước. Hầu hết các chất thải do sinh hoạt và các khu công nghiệp đều đổ trực tiếp ra biển, một phần chất thải rắn vào sông, biển gây nên ô nhiễm môi trường nước, như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh,...
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác.
Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.
Những thách thức đối với vùng biển Việt Nam
Vấn đề thu gom, xử lý chất thải vùng ven biển tuy đã được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Tất cả các nguồn chất thải từ các sông ngòi, ao hồ, khu dân cư… đều đổ ra biển gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
Chất thải rắn không được thu gom, xử lý triệt để đã gây ảnh hưởng chất lượng nước biển, đời sống dân cư vùng ven biển và gây thiệt hại cho những ngành kinh tế gắn với biển.
Vấn đề thu gom, xử lý chất thải vùng ven biển tuy đã được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Hiện nay biển Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, với những thách thức lớn cần phải có những biện pháp đầu tư hiệu quả và đúng đắn. Nguyên nhân trước mắt là do chịu ảnh hưởng từ việc biến đổi khí hậu mang lại, bên cạnh đó là những khó khăn về nền kinh tế và chính sách chưa đồng bộ ảnh hưởng đến việc giải quyết những sự cố thiên nhiên đột xuất.
Và một nguyên nhân quan trọng đó là do ô nhiễm các dòng sông từ đất liền. Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, rác, các loại phế thải, nước thải chưa được xử lý…
Bên cạnh việc phát triển ngành du lịch dựa vào sự đa dạng, phong phú mà nguồn biển mang lại thì vấn đề xử lý nước thải, chất thải vẫn đang còn là một bài toán chưa có đáp án. Kèm theo đó là sự thiếu ý thức của những người dân trong việc khai thác bữa bãi nguồn sinh vật biển, đánh bắt hủy diệt, phát triển kinh tế và các ngành nghề một cách bất hợp lý, nạn khai thác titan ồ ạt làm ảnh hưởng xấu đến môi trường biển.
Ngành du lịch biển cần phải quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ môi trường biển
Ô nhiễm không khí cũng có tác động mạnh mẽ tới môi trường sinh thái biển. Nồng độ CO2 trong không khí gia tăng sẽ khiến lượng CO2 trong nước biển tăng dẫn đến thay đổi môi trường sống của các loài thực vật biển. Điều đó sẽ khiến cho tốc độ tuyệt chủng diễn ra ngày càng nhanh. Hiện nay, 90% rạn san hô tại biển Việt Nam đang bị đe dọa hủy hoại.
Một trong những nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường biển đó là sự cố tràn dầu diễn ra khá thường xuyên tại các vùng bờ biển Việt Nam do lượng tàu bè qua lại lớn
Các vụ tràn dầu phần lớn là do tai nạn tàu bè gây nên, các vụ tai nạn này đã đổ ra biển từ vài chục đến vài trăm tấn dầu, gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế và môi trường. Ngoài ra, các hoạt độngthăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động của tàu thuyền đánh các, đặc biệt là tàu thuyền nhỏ với máy móc lạc hậu và không lắp đặt thiết bị phân ly dầu nước cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm dầu ở vùng biển nước ta.
Hiện nay sự cố tràn dầu và dầu cặn vẫn đang tiếp tục xảy a nhiều và phát triển trên diện rộng.
Trước bối cảnh hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển bị suy thoái, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2020 có 16 khu với diện tích vùng biển 169.617 ha.
Việc thành lập khu bảo tồn biển sẽ góp phần vào công tác quản lý hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển được hồi phục góp phần vào phát triển bền vững kinh tế, xã hội.
Nguồn: baomoi.com/su-o-nhiem
Sưu tầm: Hữu Bằng – Hữu Bằng
Bài viết liên quan
- Bí quyết giữ đủ nước khi du lịch cho chuyến đi trọn vẹn
- Phụ nữ ngoài 30 nên uống gì đẹp da đẹp dáng giữ mãi tuổi xuân
- 2/9 nên đi đâu chơi ở TPHCM - Top 10 địa điểm cực hot hiện nay
- 2/9 nên du lịch ở đâu dắt nhau đi chữa lành healing tâm hồn
- Lý giải rối loạn điện giải là gì và các cách phòng tránh hiệu quả
- Nước ion kiềm nấu ăn được không khám phá các lợi ích bất ngờ
- Nước điện giải trị bệnh viêm da cơ địa tận dụng sức mạnh tự nhiên
- Các cách kiềm hóa cơ thể bảo vệ sức khỏe ngăn ngừa bệnh tật
- 5 dấu hiệu cơ thể thừa axit và biện pháp cân bằng hiệu quả
- Bí quyết uống nước đúng cách sau khi ăn để bảo vệ sức khỏe
- Các loại nước nên và không nên vào buổi tối cho giấc ngủ ngon
- Bí quyết pha trà bằng nước ion kiềm đặc biệt thơm ngon