Thất bại và Sự ngụy biện

 


Trong cuộc sống, ai trong số chúng ta cũng khó tránh khỏi một lần thất bại. Nhưng mỗi người lại có cách hành động khác nhau sau thất bại ấy. Bạn là người dám đối mặt với sự thật rằng mình đã sai và sẵn sàng sửa lỗi? Hay bạn là người cảm thấy xấu hổ nếu đó là thất bại, cố tình che giấu điều đó bằng những lời ngụy biện?


Cách nghĩ về sự thất bại

Mỗi đất nước hay mỗi người lại có những cách nghĩ khác nhau về sự thất bại. Tuy nhiên, với người Nhật, việc đầu tiên là nhận lỗi. Họ cho rằng không hối lỗi sau thất bại chính là điều xấu. Quan trọng nhất chính là hành động sau khi thất bại. Tự bản thân bạn nên biết bạn sẽ bị đặt ra những câu hỏi như "Liệu bạn có lặp lại sự sai lầm cũ không?” hay “Sẽ lại nguy biện cho điều đó không?”.

Cách suy nghĩ về sự ngụy biện

Tại sao người Nhật lại ghét sự ngụy biện? Người thành công có cách nghĩ như thế này: “Thất bại này là do đâu? Làm thế nào để tốt hơn?”. Người ta không bao giờ có những suy nghĩ rằng người thất bại là người bỏ đi, là sẽ bị đuổi việc.

Điều mong muốn nhất chính là sự “sửa đổi”. Trong việc “sửa đổi” thì cũng cần phải có sự “nghiên cứu”, phân tích nguyên nhân của sự thất bại và nghĩ đến kết quả của nó. Tuy nhiên, nếu bạn không thừa nhận mình sai thì nghiên cứu cũng không thể đúng được. Ở những người luôn ngụy biện rằng nguyên nhân của sự thất bại là do “người khác”, là do “thể trạng”, nếu không có sự sửa đổi, thì sẽ không có sự trưởng thành. “Thất bại chính là mẹ thành công” - Hãy thử bỏ đi tính hay ngụy biện của mình! Chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc đời mình có sự thay đổi và trưởng thành hơn !

 

Nguồn: kaizen.vn

Sưu tầm: Nam Mạnh - TT. Hoàng Hoa Thám

zalo

Đặt hàng online

zalo