Tìm hiểu về chỉ số TDS trong nước?
TDS viết tắt của cụm từ Total Dissolved Solids là tổng chất rắn hòa tan, đây là một đơn vị đo hàm lượng kết hợp của tất cả các chất vô cơ và chất hữu cơ chứa trong chất lỏng dạng phân tử, ion hóa hoặc vi hạt.
Đơn vị đo lường của chỉ số TDS là mg/l (miligam/lít) hoặc ppm (parts per million) là đơn vị đo mật độ dành cho các mật độ tương đối thấp 1 ppm = 10-6. Chuyển đổi 1 ppm = 1mg/l.
Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, Cục bảo vệ môi trường Mỹ US EPA và tiêu chuẩn Việt Nam, tổng lượng chất rắn hòa tan TDS không được vượt quá 500 mg/l đối với nước dùng để ăn uống và không được vượt quá 1000 mg/l đối với nước sinh hoạt.
(Biểu đồ minh họa)
Cũng dựa vào chỉ số TDS, nước có thể phân loại thành:
- Nước ngọt: Dưới 1.000 mg/l.
- Nước lợ: từ 1.000 đến 10.000 mg/l.
- Nước mặn: từ 10.000 đến 30.000 mg/l.
- Nước muối: trên 30.000 mg/l.
Nguồn nước có TDS càng thấp nói lên nguồn nước đó càng "sạch", tuy nhiên nếu quá thấp, nước không chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ sử dụng nước mà hãy hiểu thêm về nước!
Lương Hương Giang - SAPUWA
Bài viết liên quan
- Lợi ích của việc uống nước ấm hàng ngày: Không chỉ đẹp dáng, đẹp da...
- Lý do nên uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng
- Đừng tưởng uống nước là tốt, cứ uống theo kiểu này còn phá hủy tim - thận nhanh hơn cả nhiễm độc
- CÁC LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ ĐẾN CỦA NƯỚC ION KIỀM SAPUWA+
- SAPUWA+ NÂNG CAO SỨC KHỎE TRONG HƠI THỞ HIỆN ĐẠI
- NHỮNG TƯỞNG ĐƠN GIẢN NHƯNG BẠN ĐÃ BIẾT UỐNG NƯỚC ĐÚNG CÁCH
- Bộ Y tế sắp cấp hộ chiếu vaccine toàn quốc: 12 thông tin nhất định phải biết
- NHỮNG ĐÔI VỚ TỪ NHỰA TÁI CHẾ
- TIP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ HẬU COVID - 19
- KHÁI NIỆM ĐA CHIỀU CỦA “MẦM NON”
- MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NƯỚC VÀ MÁU
- NHỮNG CĂN BỆNH TỪ “THIẾU NƯỚC SẠCH”