Tắm nước máy có trắng da không?

Hiện nay, đa số các hộ gia đình đều được sử dụng nước máy để sinh hoạt, nhưng khi sử dụng nước để tắm thì không biết là Tắm nước máy có trắng da không hay tắm nước máy có bị dị ứng gì không? Nếu bạn có cùng thắc mắc này thì hãy theo dõi bài viết sau nhé.

Tính chất của nước máy

Một trong hai vấn đề cơ bản quan trọng nhất của nước chính là độ đục. Độ đục là thước đo mức độ trong của nước và được cho là có liên quan đến các vi sinh vật trong nước. Đây cũng là một trong những tiêu chí cơ bản để xác định chất lượng nước và hiệu quả của việc xử lý nước, một khi nước càng đục thì mật độ vi sinh vật gây bệnh trong nước càng nhiều.

Khả năng ăn mòn là yếu tố thứ hai được xác định bởi độ kiềm và độ pH của nước máy. Độ kiềm là dung tích của nước chống lại sự thay đổi pH. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi nước đã được đun sôi hay để nguội. Độ kiềm trong nước máy càng cao thì nước càng có tính axit.

Độ pH của bất kỳ dung dịch nào cũng đều được xác định trong khoảng từ 0 tới 14, pH bằng 7 là trung tính. Nước có độ pH nhỏ hơn 7 là môi trường axit và lớn hơn 7 là môi trường bazơ – đều được coi là không tốt.

Nước có độ pH thấp từ 6.5 đến gần 7 có tính axit và kiềm. Điều này khiến cho nước có khả năng ăn mòn và có thể gây hỏng đường ống kim loại như đồng và chì. Hầu hết nước như vậy đều có vị chua có có vị kim loại trong nước, và lâu ngày sẽ làm cho bồn rửa có màu, cũng như quần áo nếu giặt bằng nước này. Đây chính là những đặc tính của nước mềm.

Nguồn nước máy từ đâu mà có?

Nước cấp là ngầm sau đó đi qua hệ thống xử lý nước của các nhà máy thường là lọc thô qua bể lắng, khử sắt sau đó qua khử trùng bằng clo để cung cấp nước cho các hộ dân cư.

Nguồn nước máy này thường có kiểm nghiệm về chất lượng đạt tiêu chuẩn sinh hoạt của Bộ Y Tế qui định. Tuy nhiên do chất lượng nguồn nước cấp quá đặc thù , do sự lỗi thời, xuống cấp của các công nghệ xử lý của nhà máy, quy trình thau rửa, nâng cấp, bảo tri không đảm bảo nên nguồn nước này không có chất lượng ổn định.

Một số ví dụ điển hình như nước máy ở các nhà máy khu Mỹ Đình, Hà Đông.. Hà Nội bị ngưng, đình chỉ hoạt động do phát hiện nguồn nước sinh hoạt cung cấp không đảm bảo chất lượng (vượt chỉ tiêu a sen, amoni, Mangan, khuẩn…) gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân các khu vực này. Nguồn nước máy bị nhiễm bẩn sẽ có những hiện tượng sau:

  • Mùi tanh như cá, mùi đất, mùi ẩm mốc

Lí do giải thích cho điều này có thể đến từ một loại tảo trong nguồn nước. Nếu đúng như vậy, mùi vị này sẽ xuất hiện theo chu kỳ, ví dụ mùa xuân có thể là lúc tảo phát triển mạnh hơn. Nước máy trong thành phố đã được xử lý, dĩ nhiên, hiếm khi tảo có thể xuất hiện bên trong đó. Nhưng mùi vị của chúng vẫn có thể được lưu lại.

Một lý do khác cho mùi vị này của nước là sự phát triển của vi khuẩn. Có thế chúng đang sinh sôi đâu đó trong hệ thống cấp nước của bạn. Đơn giản hơn, nó có thể đến từ chính bồn rửa mặt của bạn, nơi mùi vị của nước được cảm nhận. Mặc dù vậy, hầu hết các nguyên nhân này đều chưa đủ để gây hại đến sức khỏe của bạn.

  • Mùi Clo, thuốc tẩy, hóa chất

Đây là mùi phổ biến nhất của nước máy. Nước từ vòi của bạn có mùi clo, vì đơn giản là hệ thống cung cấp đã sử dụng clo để khử trùng. Hóa chất này thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy nước, vì nó ít tốn kém mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Một lựa chọn khác đắt đỏ hơn nếu không muốn nước cung cấp có mùi clo là ôzôn hóa, sử dụng khí ôzôn để khử trùng nước. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của một lượng nhỏ clo trong nước được xử lý là an toàn.

Ngoài ra, nguyên nhân gây nên các hiện tượng trên cũng là do đường ống nước từ Công ty cấp nước đến từng nhà dân bị nhiễm bẩn, không được vệ sinh định kỳ nên lâu lâu sẽ thấy nước có màu vàng, nâu đỏ, đục,… mọi người thường nhầm tưởng là bị nhiễm phèn nhưng không phải.

 

Vậy Tắm nước máy có trắng da không?

Nước máy đa qua lọc cẩn thận, xử lý kĩ nên tránh được nguy cơ mắc bệnh hơn nước giếng nhưng không có nghĩa là an toàn tuyệt đối. Như trường hợp người đã bị kích ứng dị ứng bởi thành phần Clo có trong nước. Clo có vai trò làm sạch nguồn nước nhưng chất hóa học này có thể khiến nhiều người phải đi khám da liễu. Đối với những người có làn da nhạy cảm, khi sinh hoạt, tắm rửa bằng nguồn nước máy có nhiều Clo sẽ bị nỗi mẫn đỏ, nỗi mề đay,… khắp người, nặng hơn có thể bị nhiễm trùng da do ngứa ngáy gãi làm trầy xước chảy máu. Như vậy không những không trắng da mà còn làm tổn hại đến da nữa.

Tắm nước máy bị dị ứng phải làm sao?

 

Bị dị ứng nước máy không chỉ bắt nguồn từ việc tiếp xúc với nước mà còn từ đường thức ăn. Khi chúng ta rửa, nấu nướng thực phẩm bằng nguồn nước máy có hàm lượng Clo cao thì cũng có khả năng bị dị ứng.
Nếu bạn bị dị ứng, nổi sẩn khắp người và bị mụn trên mặt thì tôi khuyên bạn nên tạm sử dụng nước máy và sử dụng lại nguồn nước giếng hoặc bạn có thể mua than hoạt tính về lọc nước để khử Clo. Đồng thời bạn nên đến bệnh viện da liễu thăm khám và điều trị ngay để tránh bệnh này càng nặng.

Thời gian điều trị bệnh ngắn hay dài còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, nếu bạn bị nhẹ các bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc uống chống dị ứng và thuốc bôi ngoài, nếu bị nặng có thể tiêm thuốc chống dị ứng. Ngoài ra để nhanh chóng hết dị ứng bạn cũng cần thực hiện các nguyên tắc sau:

+ Dùng thuốc theo toa của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng
+ Không được gãi để tránh trầy xước, nhiễm trùng da
+ Luôn giữ vệ sinh da được sạch sẽ
+ Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để tránh ma sát với da gây ngứa ngáy thêm
+ Bổ sung các loại vitamin C, E

Nguồn: xulynuocmiennam.com

Sưu tầm: Thanh Tuấn - BP. IT

zalo

Đặt hàng online

zalo