Giải pháp nào cho túi nylon để cứu môi trường? (P2)

Ngày nay, theo nhu cầu và sự tiến bộ của cuộc sống hiện đại, với nhiều sự tiện dụng, túi nylon được người tiêu dụng ưa chuộng và sử dụng trong mọi hoạt động sinh hoạt. Và hậu quả là rác thải nylon phát sinh không ngừng và có mặt ở khắp nơi, đi đâu chúng ta cũng thấy túi nylon, nylon chứa thức ăn thừa, nylon chứa chất thải gia súc… Mặc dù biết rác thải nylon có nhiều tác hại đối với môi trường nhưng đến nay người dân vẫn chưa có sự thay đổi trong việc sử dụng và thải bỏ túi nylon để góp phần bảo vệ môi trường.

4. Ảnh hưởng vô cùng xấu của túi nylon tới sức khỏe con người

Theo PGS TS Phạm Gia Điềm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ hóa dược, hóa sinh hữu cơ thì các chất độc trong túi nylon bao gồm chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu,… là chất cực kỳ nguy hiểm. Sau một thời gian tích tụ đủ lượng, các chất này sẽ tấn công cơ thể con người. Một số loại túi nylon được làm từ chất dẻo polyvinyl có các phân tử đơn lẻ polyvinyl có khả năng gây ung thư như chất clohydric gây tác hại cho não và ung thư phổi.

Các chuyên gia cũng nhận thấy trong túi nylon còn có carbonat được trộn lẫn với hàm lượng trên 20%, trong khi đó mẫu của nước ngoài là 0% khi soi chúng dưới kính hiển vi. Carbonat có nhiều trong sản phẩm sẽ làm tăng thêm hàm lượng kim loại nặng. Trong các loại túi trên còn có nhiều ô rỗng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh. Vì thế nên nếu dùng túi nylon để đựng thức ăn thì nguy cơ độc hại và nhiễm bệnh sẽ cao gấp nhiều lần.
 


Túi nylon thường được sản xuất, tái chế ở nước ta chủ yếu bằng công nghệ thủ công. Trong quá trình sản xuất, người ta trộn thêm nhiều loại hóa chất để làm tăng độ dẻo và bền của sản phẩm, nhất là với hàng loạt lô hàng túi nylon giá rẻ thì nguy cơ chứa chất độc hại lại gia tăng đáng kể. Sử dụng túi nylon để dựng thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối có thể tạo ra muối thủy ngân gây ngộ độc và ung thư.

Những túi nylon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lý túi nylon bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi nylon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc

Hầu hết ai cũng nhận thức được những tác hại của túi nylon song vì nhu cầu và chưa được tuyên truyền nhiều về các sản phẩm in bao bì giá rẻ thay thế nên đại đa số dân chúng vẫn sử dụng túi nylon giá rẻ như một vật dụng không thể thiếu hàng ngày. Một nguyên nhân khác làm cho túi nylon được ưa chuộng đó là các doanh nghiệp bằng cách thức in túi nylon đã tạo ra nhiều hình phẩm bắt mắt, thu hút, đánh vào tâm lý mua hàng của người dân. Đồng thời, túi nylon không gây ra căn bệnh chết người ngay tức khắc mà chúng âm ỉ như một ký sinh trùng nên con người phần lớn vẫn cứ thờ ơ với chúng.

5. Giải pháp nào khắc phục các hậu quả xấu từ túi nylon?

Để ngăn chặn ảnh hưởng của túi nylon đến sức khỏe của con người, bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta, các chuyên gia khuyên người dân thay đổi thói quen sử dụng bao bì khác loại như túi giấy, hộp giấy. Các doanh nghiệp sản xuất túi nylon, in túi nylon giá rẻ nên sử dụng các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn cho cơ thể cũng như lắp đặt công nghệ xử lý chất thải để không làm cho môi trường bị “phá hủy”.

Hiện tại nước ta đã có nhiều giải pháp làm giảm thiểu việc sử dụng túi nylon như:

5.1. Hạn chế việc sử dụng túi nylon trong sinh hoạt hằng ngày của người dân

 

Việc sử dụng túi nylon mang lại rất nhiều thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, nên việc hạn chế nó cần phải bắt đầu từ ý thức của người dân. Để thực hiện được điều đó cần tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền. Song trên thực tế, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của túi nylon với môi trường nhằm hạn chế sử dụng chưa được triển khai một cách hệ thống trên phạm vi rộng. Các cơ quan chức năng chưa thực sự vào cuộc mạnh mẽ trong việc tuyên truyền hạn chế túi nylon, còn hoạt động của các tổ chức tình nguyện vì môi trường thì chỉ giới hạn trong một phạm vi khiêm tốn.

Thay đổi thói quen của người dân là việc làm rất khó và hiệu quả sẽ không cao. Muốn thay đổi thói quen này cần có thời gian dài và phải có chính sách vận động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nhận thức được và hành động theo ý thức.

5.2. Đánh thuế môi trường đối với túi nylon

Việc đánh thuế môi trường đối với túi nylon phần nào đánh vào kinh tế của những người tiêu dùng nhằm hạn chế việc sử dụng túi nylon nhưng lợi ích mà túi nylon mang lại thì người tiêu dùng vẫn lựa chọn sử dụng túi nylon trong sinh hoạt hằng ngày của họ, đối với các doanh nghiệp lớn như thủy sản, sản xuất mì gói, xà phòng.., việc sử dụng túi nylon là hết sức cần thiết, trong đó việc đóng thuế môi trường đối với túi nylon gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.

Ngày 15/11/2010, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật thuế bảo vệ môi trường và chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2012. Theo đó, có 05 nhóm đối tượng được đánh thuế gồm: Xăng dầu (Xăng các loại, nhiên liệu bay, diesel, dầu hoả, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn); Than đá; Dung dịch hydrro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC); Túi nylon; Thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.


Những ngày cuối năm 2011, khi Luật Thuế Bảo vệ môi trường bắt đầu được áp dụng, sự nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường được đánh động – họ dần dần sử dụng tiết kiệm túi nylon vì giá túi nylon quá cao, 80.000 đ/kg. Khi đi chợ, người bán hạn chế việc cho túi nylon theo yêu cầu người đi chợ, mọi túi nylon được sử dụng tối đa hết sức chứa và việc cấp miễn phí túi nylon được hạn chế đến mức thấp nhất. Khi được thắc mắc hỏi thì người dân được các tiểu thương giải thích “vì Nhà nước đánh thuế Bảo vệ môi trường nên túi nylon mắc lắm, phải xài cho tiết kiệm”. Nhờ vậy, mà sự tuyên truyền được thực hiện và nhận thức của người dân về hạn chế sử dụng túi nylon được nâng lên.

Tuy nhiên hiệu quả của việc thực thi Luật Thuế Bảo vệ môi trường đối với túi nylon chỉ có tác dụng ban đầu, rồi sau đó, đâu lại vào đấy.

Những ngày đầu tháng 2, khi giá túi nylon được điều chỉnh giảm, không còn “nóng” như lúc trước tết thì người dân lại quay về với thói quen cũ sử dụng túi nylon theo yêu cầu và thải ra môi trường một cách vô tội vạ.

Sự tiện lợi của túi nylon đã ăn vào nếp sống của con người và trở nên không thể thiếu trong đời sống mỗi người dân. Việc tăng giá túi nylon cũng chỉ làm giảm bớt sự tiêu thụ và thải túi nylon ra môi trường bên ngoài trong một giai đoạn nhất định. Và xác định rõ một điều là người dân không thể không sử dụng túi nylon nên họ sẵn sang bỏ ra một khoảng chi phí để có được túi nylon sử dụng.

Do đó việc đánh thuế môi trường cũng cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của nó.

Một số giải pháp nào thực tiễn để hạn chế việc sử dụng và phát thải túi nylon:

 


Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang bắt đầu áp dụng triệt để các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại túi nylon, chai, vỏ hộp bằng nhựa trong cuộc sống hằng ngày. Các cửa hàng, siêu thị tại các nước phát triển chuyển từ sử dụng túi ni-lông sang dùng loại túi đựng thân thiện hơn với môi trường như túi vải, giấy... Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng túi nylon thì phải mua với giá khá cao. Sử dụng túi vải, túi giấy khi đựng đồ thì được khuyến mại, phát không.

Nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang mở chiến dịch loại bỏ túi nylon bằng việc đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhựa... Một số nước khác cấm sử dụng sản phẩm này trong các thành phố lớn.

Do đó, để giải quyết bài toán túi nylon ở nước ta, góp phần bảo vệ môi trường cần có sự kết hợp thực hiện của các giải pháp sau với một phương thức mới có hiệu quả.

Trước hết tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc sử dụng túi nylon đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và tương lai như thế nào? Công việc này cần thiết phải các bộ ban ngành liên quan trong việc tuyên truyền ý thức của người dân.

Chị em phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp xúc với túi nion nhiều nhất, nên tuyên truyền việc sử dụng lại những túi nylon còn có thể sử dụng được trong sinh hoạt hằng ngày. Công việc này tưởng đơn giản nhưng lại hết sức cần thiết, vì giá trị của túi nylon là không cao, nên việc người dân dễ dàng bỏ đi những túi nylon mà mình tạm thời không cần thiết là lớn.

Thứ 2: nâng cao hiệu quả Luật bảo vệ môi trường trong việc xác định mức thuế đánh vào túi nylon để hạn chế việc sử dụng “hoang phí” túi nylon như hiện nay.

Thứ 3: Sản xuất các loại túi nylon theo công nghệ thân thiện với môi trường, thời gian phân hủy nhanh.

Với một số sản phẩm túi thân thiện môi trường sản xuất từ lương thực (bột ngô, bột khoai) hoặc từ giấy, vải, tuy có lợi cho môi trường, nhưng lại đặt ra những thách thức khác, nhất là chi phí sản xuất loại túi tự phân hủy thường cao gấp nhiều lần so với túi nylon. Hiện nay giá thành của các loại túi, bao bì nylon tự hủy thường cao hơn sản phẩm thông thường. Với giá thành như vậy thật khó để người sản xuất túi thân thiện môi trường cạnh tranh với túi nylon và cũng khó để người dân tự giác ủng hộ trong điều hiện kinh tế còn eo hẹp.

Tuy khó nhưng vẫn phải làm vì đây là một giải pháp cần phải có để làm thay đổi dần suy nghĩ của người dân trước vấn đề môi trường thực tại, trước sự lựa chọn giữa kinh tế và môi trường – sức khỏe. Để làm được điều đó cần có sự triển khai thực hiện Luật có hệ thống, khoa học và hiệu quả.

 

Một loại gạch được làm từ túi nylon và cát.


Thứ 4: Đầu tư các công nghệ hiện đại để xử lý túi nylon thành các sản phẩm hữu ích.

- Dùng túi nylon làm nguyên liệu cho công nghiệp xây dựng: dùng trực tiếp hoặc trộn với các nguyên liệu khác để sản xuất bê tông chân đê, gạch lát đường, hay thậm chí làm gạch xây nhà...

- Dùng túi nylon làm vật dụng trong nhà: đan túi nilon để làm ghế, bàn, thùng rác, lót ly, lọ hoa...

- Dùng túi nylon cũ để chế tạo ra dầu PO, RO, FO (những loại dầu dùng để đốt lò) và các hợp chất khác.

 

Nguồn: moitruong.com.vn

Sưu tầm: Yến Nhi – P.KTSX

zalo

Đặt hàng online

zalo