Hơn 30 loại ung thư do ăn uống sai lầm: Nguyên tắc

Hàng năm, có đến hơn 33% người chết vì ung thư có nguyên nhân xuất phát từ việc ăn uống thiếu lành mạnh.

Theo nghiên cứu của Quỹ Thế giới, có một sự liên hệ mật thiết giữa việc với bệnh ung thư. Hàng năm, có đến hơn 33% người chết vì ung thư có nguyên nhân xuất phát từ việc ăn uống thiếu lành mạnh. Có hơn 30 loại bệnh thuộc về ung thư đều xuất phát từ việc ăn uống không đúng cách mà ra.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu tại Bệnh viện Giải phóng Trung Quốc cho biết, các yếu tố dinh dưỡng tác động trực tiếp đến bệnh ung thư bao gồm hai loại:

- Một là ung thư hệ thống tiêu hóa như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết.

- Hai là ung thư có sự liên quan đến mức độ hormone như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt và những bệnh ung thư liên quan khác.

Qua nghiên cứu về sự liên quan giữa chế độ ăn uống với nguyên nhân gây ung thư, các chuyên gia thực phẩm, dinh dưỡng và phòng chống ung thư hàng đầu Trung Quốc đã tổng kết lại thành các nguyên tắc khoa học cơ bản, ai cũng có thể tự áp dụng để thay đổi lối sống, từ đó giảm thiểu nguy cơ ung thư cho bản thân và người thân, nhất là cho thế hệ kế tiếp.

Vì thế, mỗi chúng ta cũng cần nắm chắc các nguyên tắc này để áp dụng và dạy con trẻ hình thành lối sống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. 

 

Nguyên tắc 2 giàu, 1 nghèo

Cơ sở nền tảng của cách ăn uống phòng ngừa ung thư chính là "sự cân bằng". Cho dù cuộc sống có đầy đủ thừa thãi đến đâu, cũng đừng nên "muốn ăn gì thì ăn"!

Một chế độ ăn uống hợp lý cần phải dựa trên nguyên tắc "2 giàu, 1 nghèo", đó là giàu vitamin, giàu chất xơ, và nghèo chất béo

Vitamin chủ yếu có nhiều trong các loại tươi và rau quả, nguyên hạt. Chất xơ (cellulose) cũng có nhiều trong trái cây và rau quả. Đồng thời bạn cần kiểm soát việc ăn ít chất béo từ thịt gia súc. Nên thay thế thịt đỏ bằng thịt gà, cá và các loại thịt trắng khác. 

Nói như vậy không có nghĩa là bạn hoàn toàn không được ăn chất béo, mà nên cố gắng để đảm bảo một chế độ ăn uống đa dạng.

Cách dễ nhất chính là lựa chọn thực phẩm dựa trên số lượng màu sắc món ăn sử dụng trong một ngày. Mỗi ngày nên ăn đủ từ 5-7 loại màu sắc là tốt nhất và nghiêm túc duy trì thành thói quen.

Nhóm thực phẩm có màu trắng có tác dụng chống ung thư tốt như hành tây, tỏi, bắp cải, súp lơ. Đối với những thực phẩm hạt khô như kê, ngô, yến mạch và những ngũ cốc khác nên ăn thay đổi hàng ngày với số lượng thích hợp nhất là khoảng 100 gram/ngày.

Ông Mã Quân Sinh, viện phó Viện dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm dự phòng và điều trị ung thư Trung Quốc cho biết, nếu cứ ăn uống cân bằng đều đặn thì việc phòng ngừa ung thư hoàn toàn đạt hiệu quả tốt.

 

Cách ăn đúng: Tránh 3 chữ "quá"

Các chuyên gia cho rằng muốn ngăn ngừa ung thư, cách ăn cũng có sự liên quan vô cùng mật thiết. Bạn không thể phòng ngừa ung thư được nếu như ăn quá nhanh, quá nóng hoặc quá no.

1. Ăn chậm, nhai kỹ - tránh quá nhanh

Giáo sư Dương Lực, Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, trong nước bọt của chúng ta chứa peroxidase, catalase và vitamin C.

Đây là những chất không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn có thể phân hủy các chất gây ung thư có trong khoang miệng, làm giảm nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu của Mỹ khẳng định rằng khi các hợp chất nitrit, các chất gây ung thư như aflatoxin khi gặp nước bọt, các tế bào đột biến sẽ mất hoàn toàn trong vòng 30 giây.

Từ cơ sở này, chuyên gia khuyên bạn không nên ăn với tốc độ quá nhanh. Nhai kỹ để tận dụng chất chống ung thư của nước bọt. Tốt nhất, mỗi miếng thức ăn nên nhai khoảng 30 cái rồi mới nuốt.

2. Không ăn quá nóng

Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi ăn quá nhanh, nuốt quá nhanh, mọi người có xu hướng sẽ ăn quá nóng. Cứ như vậy qua thời gian, sẽ kích thích niêm mạc miệng ăn ở nhiệt độ cao, khiến cho thực quản, niêm mạc dạ dày thường xuyên bị hư hỏng, hoặc thậm chí loét, chảy máu và gây ra ung thư.

Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, có hơn 90% bệnh nhân bị ung thư thực quản, thường có thói quen ăn uống các món nóng. Do đó, chuyên gia khuyên bạn phải tiết chế tốc độ ăn, để nhiệt độ thức ăn giảm xuống khoảng 40 độ C rồi mới ăn.

 

3. Ăn vừa đủ, khoảng 70-80% nhu cầu - tránh quá no

Không chỉ ăn chậm, mà bạn còn phải chú ý đến việc ăn vừa đủ. Các chuyên gia cho rằng, khi bạn đã tập được cho mình thói quen ăn chậm, bạn phải "rèn" thêm thói quen kiềm chế sự thèm ăn.

Muốn khỏe mạnh thì bạn không nên "ép" cơ thể làm việc quá sức. Ăn quá nhiều sẽ khiến cho dạ dày tăng tốc làm việc như một vận động viên chạy nước rút. Nếu ngày nào cũng như vậy, các bộ phận trong cơ thể sẽ mệt mỏi, thậm chí "hụt hơi" đến mức phát bệnh.

Các nghiên cứu của Nhật Bản đã chỉ ra rằng nếu lúc nào cũng ăn quá nhiều, sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các tế bào có nhiệm vụ ức chế ung thư, tăng nguy cơ ung thư. Nếu thực hiện đúng những lời khuyên đúng, bạn sẽ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của mình.

 

* Theo Hiệp hội phòng chống Ung thư TQ

Nguồn: doisongphapluat.com

Sưu tầm: Nguyễn Khánh - Tổ bảo trì

zalo

Đặt hàng online

zalo