Ô nhiễm nguồn nước Sài Gòn đã ở mức báo động?

Sài Gòn đang liên tục phát triển mạnh mẻ về kinh tế, xã hội, các vấn đề dân sinh đang dần dần được tích cực khắc phục và cải thiện. Song một vấn đề đang gây nhiều bất cập trong khoảng thời gian gần đây, khi mùa hè đến, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở khu vực thành phố. Trong khi phương hướng để giải quyết chưa được vạch ra rõ ràng, thực trạng này đang gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của cư dân và ảnh hưởng đến hình ảnh của một “hòn ngọc viễn đông”.

 

Ô nhiễm trầm trọng tại nhiều kênh, rạch ở thành phố

 

Hầu hết các con kênh ở TP. HCM đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Người dân đã không còn xa lạ gì với những dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối chạy dọc theo những đại lộ thênh thang của thành phố, hình ảnh trái ngược này đã tồn tại nhiều năm nay. Mặc dù chính quyền thành phố đã có sự đầu tư lớnvới hàng loạt các giải pháp được đưa ra nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm như xây kè, làm đường trồng cây, đưa các loại máy móc hiện đại nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước trong kèsong chỉ một số ít những dòng kênh được cải thiện về sinh cảnh. Số còn lại tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra trầm trọng.

 

Theo thống kê mới nhất của Sở Xây dựng TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố còn hơn 17.000 căn nhà lụp xụp do xây dựng nhà bán tạm bợ nằm trên và ven hành lang các tuyến kênh rạch, lấn chiếm dòng chảy. Điều này chính là một phần nguyên nhân gây gia tăng lượng rác thải sinh hoạt của dòng chảy. Ngoài ra, thống kê của UBND quận 8 chỉ rõ, chỉ riêng ở địa bàn quận hiện có khoảng 1.000 hộ dân vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh lộ thiên, thải chất thải trực tiếp xuống kênh rạch.

 

Nhà ở tạm bợ ven các kênh, rạch đang được thành phố tiến hành di dời

 

Trên thực tế, những con rạch ven các khu dân cư, mức độ ô nhiễm cao đến mức báo động với hàng loạt các loại rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt của người dân. “Kênh mà bị ô nhiễm như vậy là do ý thức của người dân chưa tốt, mạnh ai người nấy đổ rác xuống kênh, bảo sao mà nó không ô nhiễm”, anh Trần Long (sống ven kênh 19 - 5) bức xúc.

 

Ông Lê Hoàng Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa, cho biết: “Ô nhiễm ở kênh 19-5 là có thật, phường Bình Hưng Hòa cũng đã chủ động phối hợp với phường Sơn Kỳ hàng tháng, hàng quý có kế hoạch khai thông dòng chảy, nạo quét rác ở kênh. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ là tạm thời, chứ không thể giải quyết triệt để. Vấn đề lâu dài ở đây là ở ý thức người dân”.

 

Nguồn nước ngầm ở nhiều khu vực của thành phố đang bị ô nhiễm nặng

 

Nhiều hộ dân vẫn sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý

Tại các quận xa trung tâm và các huyện ngoại thành, vùng ven thành phố đảm bảo các vấn đề nước sạch cho người dân thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi mạng lưới đường ống không thể trang trải 100% các hộ gia đình. Phần còn lại phải sử dụng nguồn nước ngầm hoặc mua nước và các cơ sở cung cấp nước nhỏ ở địa phương, tuy nhiên nguồn nước chủ yếu sử dụng vẫn có nguy cơ ô nhiễm cao.

 

Tại xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh), gia đình ông Võ Văn Khỏe và hàng chục hộ trong xóm sử dụng nguồn nước không đảm bảo đểtắm rửa, giặt giũ, rửa thực phẩm, chén bát. Ông Khỏe cho biết, khi vừa tắm xong da đã ngứa ngáy rất khó chịu. “Lâu nay chúng tôi phải mua nước đóng bình về nấu nướng, ăn uống” – ông Hùng nói.

 

Tràn làn nguồn gây ô nhim nước

 

Theo thống kê Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố, hiện TP.HCMcó 31.100 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu hết chưa có hệ thống nước thải thuộc nhiều ngành nghề như: thực phẩm, dệt may, nhuộm, hóa chất, chế biến gỗ… Nhiều doanh nghiệp còn cố ý xả thải trực tiếp vào môi trường nước gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Trong khi đó, rác thải do sinh hoạt của người dân lại gia tăng làm cho mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng, nhất là ở các con kênh, rạch… lượng rác thải lớn ngăn cản dòng chảy, làm cho tình trạng ô nhiễm nước diễn ra trầm trọng. Hơn nữa, nguồn nước ngầm cũng có nguy cơ bị ô nhiễm cao do rác thải ở các bãi rác tự phát vùng ven thành phố.

 

Một bãi rác tự phát ở phường Linh Trung, quận Thủ Đức

 

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở TP.HCM vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, đòi hỏi các cơ quan liên quan đến môi trường cần phải có biện pháp căn cơ, giải pháp đồng bộ để đẩy lùi tình trạng ô nhiễm nước.

 

Đối với ô nhiễm nước ở các kênh, rạch, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM dự kiến đến năm 2020 sẽ có 7 hệ thống xử lý nước thải ở các lưu vực kênh rạch và sông Sài Gòn. Hy vọng đến khi đó, chất lượng nước kênh rạch tại thành phố này mới có chuyển biến tích cực. Còn trong khi chờ đợi, người dân Sài Gòn không chỉ “sống chung với lũ”, với ngập, với tắc đường mà còn với nước bẩn và ô nhiễm môi trường ở “Thành phố 10 mùa hoa”.

 

Nguồn: songmoi.vn

Sưu tầm: Thị Hường – P. KTSX

zalo

Đặt hàng online

zalo